Với sự phát triển không ngừng trong sản xuất hiện nay, công nghệ phun sơn tĩnh điện đang ngày càng trở nên phổ biến. So với phương pháp sơn thủ công thông thường, công nghệ phun sơn tĩnh điện có gì khác biệt mà lại được ưa chuộng đến vậy?
Tìm hiểu về phun sơn tĩnh điện
Chắc chắn, bạn đã từng nghe qua cụm từ “phun sơn tĩnh điện”. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu hết về công nghệ phun sơn hiện đại này hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về công nghệ sơn này.
Công nghệ này có tên gốc trong tiếng anh là Electro Static Power Coating Technology. Được phát minh được tiến bởi tiến sĩ Erwin vào những năm 1950, qua nhiều cải tiến và phát triển. Sơn tĩnh điện ngày càng được hoàn thiện hơn theo thời gian.
>> Xem thêm: Tiêu Chuẩn Cách Pha Sơn PU Đẹp, Bền Màu, Mịn
Nguyên lý hoạt động
Bột sơn tĩnh điện được sử dụng để bảo vệ các vật liệu thô, máy móc hoặc các chi tiết khó tiếp cận. So với phương pháp sơn truyền thống thông thường, phun sơn tĩnh điện tạo ra liên kết ion giữa bột sơn và vật liệu phủ. Do đó, nó có khả năng liên kết và bám dính tốt hơn.
Quá trình phun sơn tĩnh điện được thực hiện bở lợi súng phun sơn. Bột sơn tĩnh điện được đun nóng tích điện dương tại đầu kim phun. Sau đó, đi qua đây và theo dòng điện để tới bề mặt cần phun sơn mang điện tích âm. Do trái dấu điện cực, bột sơn sẽ bám vào quanh về bề mặt. Quá trình này giúp các hạt sơn tiếp cận được đến những vị trí ngóc ngách nhất. Đồng thời rải đều trên toàn bộ bề mặt.
Phân loại phun sơn tĩnh điện
Thông thường, sơn tĩnh điện được chia làm 2 loại bao gồm sơn tĩnh điện và sơn tĩnh điện ướt. Phun sơn tĩnh điện được ứng dụng phun sơn ô tô, phun sơn cho máy móc, thiết bị…
-
Sơn tĩnh điện khô (dạng bột): là quy trình phun bột tĩnh điện không pha trực tiếp lên các bề mặt như thép, sắt, inox… Quá trình phun sơn tĩnh điện khô là quy trình khép kín của hệ thống sơn tĩnh điện bao gồm 4 bước. Từ bước cơ bản xử lý bề mặt đến lúc hoàn thiện sản phẩm.
-
Sơn tĩnh điện ướt (dạng dung môi): Là việc sử dụng dung môi để làm cho sơn cho gỗ, nhựa, bề mặt kim loại…
Ưu điểm của công nghệ phun sơn tĩnh điện
Đây được xem là công nghệ ra đời dựa vào những tiến bộ khoa học. Cho nên, công nghệ này mang những đặc điểm nổi trội hơn những phương pháp thông thường.
Về chất lượng
-
Sau khi được sấy khô, sơn tĩnh điện tạo ra lớp sơn bảo vệ cứng hơn nhiều so với các dòng sơn khác trên thị trường. Hơn nữa, lớp sơn này còn có khả năng bảo vệ bề mặt sản phẩm. Sản phẩm không bị hỏng hóc, hư hại bởi các tác nhân khác như hoá chất, thời tiết…
-
Sơn tĩnh điện không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ nên hoàn toàn an toàn với môi trường. Đồng thời, chúng còn đảm bảo an toàn cho người dùng trong sử dụng. Đây là ưu điểm lớn nhất của loại sơn này so với những sản phẩm sơn khác trên thị trường.
Về kinh tế
-
Bột sơn dư trong quá trình phun sơn sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho lần sau. Do đó, người dùng có thể tiết kiệm được đáng kể chi phí nguyên liệu cho những lần tới.
-
Sơn tĩnh điện không yêu cầu lớp sơn lót. Đồng thời, chúng cũng có khả năng làm sạch dễ dàng những khu vực sơn không đạt yêu cầu mà không tốn quá nhiều thời gian.
Quy trình phun sơn tĩnh điện gồm những bước nào?
Phun sơn tĩnh điện gồm 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt
-
Bất cứ quá trình phun sơn này cũng yêu cầu vệ sinh bề mặt trước khi tiến hành sơn nhằm tăng độ bám dính cho lớp sơn.
-
Sau khi được làm sạch, bề mặt được đưa vào lò sấy theo hệ thống để làm khô bề mặt.
Bước 2: Phun sơn tĩnh điện
-
Công đoạn phun sơn tĩnh điện đòi hỏi phải sử dụng buồng phun sơn. Buồng phun sơn bao gồm những máy móc, thiết bị hiện đại như vòi phun, đèn chiếu sáng, quạt mát…
-
Tay súng phun sơn cần đặt vuông góc với vật sơn. Cách vật cần sơn 10 – 15cm đối với phun tay và 20 – 25cm đối với sơn tự động.
Bước 3: Sấy khô sản phẩm
-
Sau khi trải qua quá trình sơn tĩnh điện, sản phẩm dẽ được di chuyển vào lò sấy với nhiệt độ 180 – 200 độ C trong 10 phút. Lò sấy thường được làm nóng bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc nguyên liệu đốt.
>> Xem thêm: Bật Mí Cách Lựa Chọn Sơn Kim Loại Cao Cấp Đơn Giản, Hiệu Quả
Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm
-
Sau khi hoàn thiện quy trình sấy, sản phẩm sẽ được chuyển đến công đoạn đóng gói để bảo vệ bề mặt sơn khỏi va chạm, tránh trầy xước.
Kết luận
Bài viết đã chia sẻ đến bạn những ưu điểm vượt trội cũng như quy trình sơn tĩnh điện. Từ đó, bạn có thể hiểu sâu hơn về dòng sơn tĩnh điện đang rất được ưa chuộng hiện nay. Một sản phẩm nâng cao tuổi thọ sản phẩm, bảo vệ sức khoẻ con người.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM
-
Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
-
Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
-
Email: info@mhmcoatings.com
-
Hotline: 0703 708 999
Chi nhánh trên Toàn quốc
-
Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
-
Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.
-
Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.
-
Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.
-
Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
-
Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
-
Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.