Sơn ô tô, Tin tức

Tổng Hợp 7 Loại Sơn Ô Tô Chuyên Dụng Phổ Biến Hiện Nay

Màu sắc xe cũng như chất lượng sơn ô tô phản ánh rất nhiều điều. Nó thể hiện được đẳng cấp của chiếc xe cũng như cho thấy sở thích của chủ nhân. Đặc biệt là khi vai trò của sơn ô tô còn giúp bảo vệ xe không bị ăn mòn, trầy xước hay gỉ sét lan rộng. Do đó, các hãng sơn ngày càng cho ra đời nhiều loại sơn xe đa dạng hơn. Để việc lựa chọn sơn ô tô dễ dàng hơn, mời bạn đọc theo dõi 7 loại sơn chuyên dụng sau đây nhé!

Tổng Hợp 7 Loại Sơn Ô Tô Chuyên Dụng Phổ Biến Hiện Nay

Tổng Hợp 7 Loại Sơn Ô Tô Chuyên Dụng Phổ Biến Hiện Nay

1. Sơn ô tô – Sơn tự bóng

Những đặc điểm nổi bật của loại sơn tự bóng này bao gồm:

  • Là dòng sơn 1 lớp. Nghĩa là sau khi xử lý bề mặt, bạn chỉ cần phun một lớp màu là hoàn tất quá trình sơn.

  • Tính chất sơn khá mềm, dễ bị phai màu sau một thời gian tiếp xúc với không khí và ánh nắng mặt trời.

  • Loại sơn này chỉ dùng với màu solid, không sử dụng cho màu metallic.

  • Không đánh bóng được.

  • Giá thành rẻ, giảm thời gian thi công, dễ dàng sử dụng.

2. Sơn phủ bóng

Loại sơn này gồm 2 phần là sơn màu và sơn bóng. Lớp sơn bóng có tác dụng tăng độ trong cho sơn. Đồng thời nó giúp bảo vệ lớp sơn bên trong tránh tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường ngoài.

Đối với màu metallic, bắt buộc bạn phải sử dụng loại sơn phủ bóng để bảo vệ các hạt kim loại có trong màu.

>> Xem thêm: Tiết Lộ Quy Trình Thi Công Sơn Trên Nhựa PVC

3. Sơn ô tô – Sơn mờ

Sơn mờ vẫn là một loại sơn phủ bóng. Tuy nhiên, sơn mờ có thêm thành phần đặc biệt giúp lớp sơn ngoài của ô tô mờ đi. Sơn mờ sẽ tạo hiệu ứng đặc biệt cho xe, đồng thời giúp bề mặt sạch. Và giá thành của sơn mờ cũng cao hơn nhiều so với sơn bóng.

Với sơn mờ, việc bảo dưỡng lại khá đơn giản. Bạn chỉ cần lau nhẹ tay là sạch bề mặt mà không cần sử dụng đến máy móc, thiết bị khác. Và bạn không được đánh bóng trên bề mặt sơn mờ.

4. Sơn lót chống gỉ (ED)

Công dụng của loại sơn này là cung cấp khả năng chống gỉ, giúp vật liệu chống ăn mòn. Hơn nữa nó còn làm tăng khả năng bám dính cho các lớp sơn tiếp theo. Sơn chống gì thuộc loại sơn nước, khô ở điều kiện 150°C – 180°C tùy theo hệ sơn.

Về thành phần, sơn ED gồm:

  • Chất tạo màng: Là thành phần chính, có khả năng bám vào bề mặt vật liệu nhờ quá trình tĩnh điện. Chất tạo màng chủ yếu của hệ sơn này là nhựa Epoxy và một số loại nhựa khác (Melamin…)

  • Bột màu: Tạo được khả năng chống gỉ, độ đục, bền thời tiết. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà có tác dụng chống gỉ là các oxit kim loại như: sắt ô xít, nhôm ô xít…

  • Dung môi: Dung môi chính là nước. Nước giúp hoà tan chất tạo màng và phân tán bột màu trong môi trường sơn. Từ đó  màng sơn được hình thành trên bề mặt vật liệu và mất đi sau khi màng sơn khô.

  • Chất phụ gia: Thường là axit axetic, axit amin có khả năng hoà tan trong nước và chất tạo màng. Chất phụ gia có nhiệm vụ tăng cường một số tính chất tốt hơn cho màng sơn.

  • Nước DI: Là loại nước không ion giúp loại bỏ sơn thừa, dung môi và thụ động hoá bề mặt lớp sơn.

5. Sơn ô tô – Sơn lót (Primer)

Công dụng của loại sơn này là làm nhẵn bề mặt đã có lớp sơn nền. Sơn lót giúp lớp sơn nền chống gì và tăng độ bám dính giữa các lớp sơn.

Thành phần của sơn lót bao gồm:

  • Chất tạo màng: Chủ yếu là các loại nhựa Polyeste, Melanine, Epoxy…

  • Bột màu: Bao gồm các loại bột màu vô cơ như: oxit kẽm (ZnO), Titan (TiO2), và các loại bột độn khác như CaCO3, BaSO4…

  • Dung môi: Gồm các dung môi thơm như este, ete và rượu.

  • Chất phụ gia: Các chất điều khiển bề mặt, chất chống lắng, chất phân tán,chất hấp thụ tia cực tím.

6. Sơn phủ ô tô (Top coat)

Tổng Hợp 7 Loại Sơn Ô Tô Chuyên Dụng Phổ Biến Hiện Nay

Sơn phủ ô tô (Top coat)

Đây là loại sơn dùng cho lớp sơn cuối cùng. Mục đích là nhằm tạo màu sắc, độ bóng cũng như độ tương phản cho chiếc xe ô tô. Sơn phủ là hệ sơn khô ở nhiệt độ cao 140°C trong vòng 18 phút.

Sơn phủ gồm 2 loại là Solid và Metallic. Về cơ bản, thành phần của 2 loại này giống nhau gồm:

  • Chất tạo màng: Gồm các loại nhựa như Polyeste, Melamine, Alkyd…

  • Dung môi: Gồm các loại dung môi thơm như este, ete và rượu.

  • Chất phụ gia.

Tuy nhiên, bột màu của sơn phủ Solid gồm các oxit vô cơ như TiO2… Còn sơn phủ Metallic có bột màu gồm bột mang màu, ngoài ra còn có các loại bột màu đặc biệt khác như bột nhôm (Al), vảy Mica…

>> Xem thêm: Sơn Epoxy Cho Kim Loại Là Gì? Quy Trình Thi Công Chuẩn Nhất

7. Sơn tự khô

Mục đích của sơn tự khô là được sử dụng để sơn cho các vật liệu chịu nhiệt thấp, dễ bị biến dạng do ngoại lực. Hệ sơn khô này khô nhanh ở nhiệt độ thấp 80°C trong 30 phút. Hoặc bạn cũng có thể để khô tự nhiên sau 24 giờ.

Nếu có nhu cầu về các loại sơn hãy liên hệ ngay để được MHM Coatings tư vấn sớm nhất nhé! Với thương hiệu gần 20 năm nghiên cứu, sản xuất và phân phối các sản phẩm sơn phủ, MHM Coatings tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất thị trường cho bạn!

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, P Nhân Chính, Q Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, P Anh Dũng, Q Dương Kinh, Tp Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Tp Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, P Hà Huy Tập, Tp Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *