Tin tức

Tìm Hiểu Từ A – Z Về Sơn Phủ Kim Loại

Ngày nay, các đồ dùng kim loại được sử dụng một cách vô cùng rộng rãi. Chính vì vậy, các loại sơn phủ kim loại cũng được quan tâm nhiều hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Hãy cùng MHM Coatings đi tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về dòng sơn này trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Sơn phủ kim loại là gì?

Sơn phủ kim loại là thuật ngữ chỉ một loại sơn dùng để chống rỉ và trang trí cho bề mặt kim loại nói chung hay sắt, kẽm, thép…Tạo nên những mảng màu sơn sáng bảo giúp bảo vệ sản phẩm dưới tác động của môi trường, máy móc hay con người.

Tìm Hiểu Từ A - Z Về Sơn Phủ Kim Loại

Sơn phủ kim loại là dòng sơn phổ biến tại thị trường hiện nay

Phân loại các dòng sơn phủ kim loại

  • Sơn phủ gốc nước là lớp sơn dùng trang trí và bảo vệ cho bề mặt gỗ và kim loại như khung nhà thép, cửa gỗ, giàn giáo…

  • Sơn phủ bóng kim loại: Đây là dòng sơn dân dụng đòi hỏi yêu cầu cao hơn về độ bóng nhằm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Bên cạnh những ưu điểm của dòng sơn phủ kim loại nó còn sở hữu một số ưu điểm nổi bật khác. Nó có hiệu quả cao trong việc chống trầy xước, bám bụi và mài mòn. Ngoài ra, bạn sẽ không cần phải sơn phủ lớp thứ hai. Vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí và cả mặt thời gian.

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Xử Lý Bề Mặt Kim Loại Trước Khi Sơn

Đặc điểm của sơn

Vai trò chính của lớp sơn phủ chính là tạo màu trên bề mặt bên ngoài. Đồng thời, nó bảo vệ trực tiếp cho kim loại khỏi các tác nhân ngoại cảnh như môi trường. Để phát huy tối đa vai trò này, thì dòng sơn phủ kim loại sở hữu những đặc điểm chung dưới đây:

  • Độ bền cao trong môi trường khí nóng và tương đối trơ về mặt hoá học

  • Chịu được sự biến đổi nhiệt đột ngột. Đang ở nhiệt độ cao rồi nhúng trực tiếp và nước lạnh mà không gây nứt và rạn.

  • Ngăn ngừa được nấm mốc.

  • Độ bền cơ học khá tốt, chống ăn mòn các công trình xây dựng và bảo vệ ngoài trời.

  • Thích ứng được với điều kiện môi trường khắc nghiệt như khu công nghiệp hay vùng biển.

  • Thời gian khô cực kỳ nhanh ở nhiệt độ thấp

  • Màu sắc đa dạng độ phủ bóng cao. Màng sơn cứng và bám dính khá tốt.

  • Độ căng mặt của sản phẩm của màng sơn cao, không để lại vết cọ trong khi quét.

  • Dễ dàng sử dụng bằng cọ, chổi hay súng phun.

Sử dụng sơn phủ kim loại như thế nào cho hiệu quả nhất?

Để đảm bảo lớp sơn của bạn vừa có tính thẩm mỹ cao vừa đạt tới độ bền lâu, bạn không nên bỏ qua các bước sử dụng sơn phủ kim loại sau đây:

Bước chuẩn bị bề mặt

Để lớp sơn phủ đạt hiệu quả cao nhất, phải đảm bảo bề mặt kim loại phải khô. Tiếp đến, chúng phải được làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ hoặc lớp sơn cũ còn sót lại. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp như dùng giấy nhám để đánh. Phương pháp tối ưu hơn là bạn dùng máy mài hay súng phun cát. Sau đó, bạn tiến hành lau sạch bằng dung môi hữu cơ như toluen, xylen…

Bước thi công

Khuấy đều sơn trước khi sử dụng. Sử dụng cọ lăn rulo hoặc máy phun, chổi quét phủ đều lên bề mặt kim loại sơn một lớp sơn lót có độ dày khoảng 0,35mm. Nếu phun dày hơn, màng sơn có thể bị phồng rộp do sự bay hơi của dung môi gây lên.

Sơn phủ toàn bộ bề mặt kim loại. Bởi vì, những lớp gỉ sắt sẽ phát triển ngay ở những chỗ bỏ sót, bạn nên cực kỳ chú ý đến các góc cạnh của sản phẩm.  Đây là những vị trí rất dễ bị gỉ sắt. Trong trường hợp sơn bị đặc do thời tiết hanh khô có thể pha thêm 5% nước sạch và khuấy thật kỹ cho đến khi hỗn hợp trộn đều.

Tìm Hiểu Từ A - Z Về Sơn Phủ Kim Loại

Việc thi công khá đơn giản và dễ dàng thực hiện

Các bạn nên tiến hành thi công vào lúc trời nắng, không mưa và khô ráo, không ẩm ướt. Tránh thi công sơn kim loại khi nhiệt độ bề mặt kim loại trên 35 độ C. Ngược lại, với điều kiện nhiệt độ quá lạnh dưới 10 độ C cũng không phù hợp.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Sơn Phủ Gỗ Công Nghiệp

Một số lưu ý khi bạn thi công sơn phủ kim loại

  • Sơn phủ kim loại với sắt sau khi sử dụng nên để tại nơi có môi trường thoáng mát. Tuyệt đối tránh xa khu vực gần lửa hoặc không khí ẩm ướt.

  • Với số sơn còn dư sau khi sử dụng bạn phải đậy kín và kỹ nắp thùng sơn.

  • Đa phần các dòng sơn có thể bảo quản trong khoảng thời gian 6 tháng. Nhưng bạn phải đảm bảo đây là môi trường lý tưởng và có đậy nắp kín.

  • Các yếu tố về mặt kỹ thuật cũng như cách thức pha chế tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *