Hiện nay, sơn kim loại được sử dụng khá phổ biến cho những kết cấu công trình được bảo bởi từ kim loại. Không chỉ hiện hữu ở cuộc sống thường này, sơn kim loại còn được dùng nhiều nhất ở một số ngành sản xuất công nghiệp. Vậy sơn kim loại là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích liên quan đến dòng sơn này.
Sơn kim loại là gì?
Sơn kim loại là loại sơn được dùng để phủ trên bề mặt kim loại. Chức năng chính là chống gỉ sét và mang lại tính thẩm mỹ cho bề mặt sản phẩm kim loại không bị khô khan. Các sản phẩm sơn kim loại cao cấp được sử dụng giúp bề mặt sơn trở nên sáng bóng hơn. Đồng thời, bảo vệ các sản phẩm bằng kim loại hiệu quả dưới tác động của con người, môi trường, máy móc… theo thời gian.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Xử Lý Bề Mặt Kim Loại Trước Khi Sơn
Phân loại sơn kim loại
Căn cứ vào tính năng sơn
Theo tính năng của sơn, có 2 loại sơn kim loại: sơn chống rỉ và sơn phủ.
-
Sơn chống rỉ cho kim loại: Sơn chống rỉ hay còn gọi là sơn lót chống rỉ, đây là lớp trung gian giúp bảo vệ độ bám liên kết giữa sơn phủ với bề mặt kim loại. Hệ thống sơn mang lại sự đồng bộ, từ đó giúp quá trình bảo vệ kết cấu được tốt hơn. Điểm nhận dạng lớp sơn chống rỉ cho kim loại là độ phủ khá cao, màu vàng nhạt và giới hạn bởi 1 số màu sắc nhất định, phổ biến nhất là màu xám sáng, đỏ nâu.
-
Sơn phủ kim loại: Sơn phủ kim loại hay còn được gọi là sơn tạo màu. Đây là lớp sơn chịu tác động ngoại lực và tác động trực tiếp từ môi trường. Từ việc va đập, mài mòn đến độ ẩm, thời tiết, nhiệt độ… Thông thường, sơn phủ màu sẽ được tiến hành thực hiện với 2 hoặc 3 lớp sơn tùy theo yêu cầu. Vì thế sẽ mang lại độ dày trung bình từ 0.06 – 0.08mm tùy vào loại sơn.
Căn cứ vào thành phần sơn
Dựa theo thành phần của sơn, sơn kim loại được chia thành: Sơn 1 thành phần và Sơn 2 thành phần.
Với sơn 1 thành phần: Đây là loại sơn chống rỉ 1 thành phần, bao gồm các loại sơn chống rỉ gốc Acrylic và gốc Alkyd:
-
Sơn Alkyd: sử dụng cho sắt thép trong nhà và bề mặt không bị ngập nước.
-
Sơn Alkyd biến tính: dùng cho tàu thuyền và môi trường ngập mặn.
-
Sơn mạ kẽm 1 thành phần: sử dụng cho bề mặt kim loại đã được tráng thêm 1 lớp kẽm.
-
Sơn 1K…
Với sơn 2 thành phần: Đây loại sơn cao cấp thuộc hệ sơn chống rỉ Epoxy, gồm có 2 thành phần là sơn gốc và chất đóng rắn Polyamide. Loại sơn này được sử dụng để bảo vệ bề mặt kết cấu kim loại, thép hay các loại gỗ và những vật dụng tương tự.
-
Sơn Epoxy: được sử dụng chủ yếu cho các công trình hàng hải và công nghiệp.
-
Sơn Polyurethane: loại sơn này còn được gọi là sơn PU kim loại. Đây là dòng sơn được sử dụng để phủ bóng hoặc chống ăn mòn kim loại môi trường cao (các công trình tàu thuyền, biển, tiếp xúc với hóa chất công nghiệp).
Vai trò của sơn kim loại
Chỉ với độ dày khoàng 1/1000m, nhưng sơn kim loại đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Thực tế, 30% tuổi thọ của các công trình kim loại, sắt thép đều phụ thuộc vào lớp sơn. Với khí hậu nước ta, việc sơn kim loại bảo vệ rất quan trọng để trở nên bền vững và chống chịu khắc nghiệt, từ đó có thể đạt được thời gian như kỳ vọng.
Sự hiện hữu của sơn kim loại từ những vật dụng nhỏ nhất như các thiết bị gia dụng, bàn, ghế… hay những công trình lớn hơn như nhà xưởng công nghiệp, cầu đường, giàn khoan dầu khí… Ngoài việc đem lại nhiều tính năng, một điều thú vị nữa là, sơn chiếm 100% sự đánh giá vẻ đẹp bên ngoài cho các công trình.
Ứng dụng phổ biến của sơn kim loại
Sơn Epoxy cho kim loại
Sơn kim loại trong lĩnh vực công nghiệp
Sơn kim loại trong lĩnh vực hàng hải
Một số lưu ý trước khi thực hiện thi công sơn kim loại
Trước khi bước vào quy trình thi công sơn kim loại, cần phải ghi nhớ một số lưu ý sau:
-
Xác định phương pháp sơn để bóc tách khối lượng sơn tới mức tương đối.
-
Để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc về sơn, cần phải thực hiện theo đúng kỹ thuật của nhà sản xuất sơn kim loại.
-
Trước khi sơn, cần lưu ý về thời tiết, cũng như nhiệt độ và môi trường bên ngoài.
-
Để độ bám sơn được chắc chắn, tốt nhất, bề mặt thực hiện sơn nên được xử lý thật kỹ càng.
-
Tránh xa nguồn lửa và nguồn nhiệt độ cao trong quá trình sơn.
-
Trong quá trình thi công sơn, nên sử dụng đầy đủ bảo hộ để đảm bảo sức khỏe.
>> Xem thêm: 1Kg Sơn Epoxy Được Bao Nhiêu M2 Chính Xác Nhất
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM
-
Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
-
Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
-
Email: info@mhmcoatings.com
-
Hotline: 0703 708 999
Chi nhánh trên Toàn quốc
-
Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
-
Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.
-
Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.
-
Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.
-
Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
-
Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
-
Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.