Từ xưa đến nay, nội thất gỗ là những món đồ rất khó để thay thế bằng chất liệu khác. Bởi chúng mang vẻ đẹp sang trọng, tự nhiên cho toàn bộ không gian. Một món đồ gỗ nội thất hoàn thiện chắc chắn không thể thiếu lớp sơn bắt mắt. Khi chạm vào bề mặt có cảm giác rất mượt mà, dễ chịu. Đó chính là lớp sơn gỗ PU bạn thường nghe. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm, tính chất của sơn gỗ PU, cùng theo dõi nhé!
Sơn gỗ PU là gì?
Sơn PU là viết tắt của Polyurethane. Đây là một loại sơn được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Sơn PU tồn tại ở 2 dạng chính là dạng cứng và dạng bọt. Nó được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ các sản phẩm đồ gỗ như giường, tủ, bàn, ghế… Với sơn PU dạng bọt dùng làm nệm mút trong các loại ghế ngồi trong ô tô. Hoặc có thể dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị dễ vỡ.
Sơn PU gồm 3 loại thành phần chính:
-
Sơn lót: Giúp làm phẳng bề mặt, che lấp khuyết điểm của bề mặt gỗ. Nhờ đó, màu sơn sẽ đều đẹp hơn khi phun lên sản phẩm.
-
Sơn màu: Tùy theo nhu cầu của khách hàng nhưng đa số sơn gỗ PU đều ít nhiều có pha màu để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
-
Sơn bóng: Cách pha sơn này nhằm tạo độ bóng cho bề mặt gỗ. Sơn này sẽ giúp gỗ luôn sáng bóng như mới, không thấm nước và dễ lau chùi, vệ sinh hơn.
Phân loại sơn gỗ PU
Trên thị trường hiện nay có các loại sơn PU phổ biến sau đây:
Sơn gỗ PU 1K
Sơn PU – 1K là hệ sơn 1 thành phần được làm từ alkyd cao cấp và nhựa PU. Loại sơn này phù hợp cho cả gỗ nội và ngoại thất, kim loại, gốm… Loại sơn này có tất cả các hệ màu.
Ưu điểm của loại sơn này như sau:
-
Bám dính tốt, không phai màu.
-
Hàm lượng rắn cao.
-
Chịu nhiệt tốt, chống ố vàng.
-
Màu sắc tươi sáng, độ bóng cao.
-
Dễ sử dụng.
Nhược điểm:
-
Không có khả năng chống trầy xước.
-
Không có khả năng kháng được dung môi.
Sơn gỗ Vinyl
Loại sơn này được sản xuất đặc biệt dành riêng cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Sơn Vinyl có đặc tính khô nhanh, khắc phục được các nhược điểm của những loại sơn nước thông thường. Loại sơn này thường được dùng làm sơn lót và phủ bề mặt gỗ.
Ưu điểm:
-
Bám dính tốt, nhanh khô.
-
Màng sơn trong suốt.
Nhược điểm:
-
Độ cứng vừa phải
Sơn giả gỗ
Loại sơn này dùng để tạo màu cho vân gỗ, giúp sản phẩm nổi bật hơn. Nhờ đó, tăng thêm độ tự nhiên cho sản phẩm. Sơn giả gỗ dùng chất liệu tạo màu chủ yếu là hệ Stain và Glaze.
-
Glaze nhằm tạo màu cho nền và tim gỗ mà vẫn giữ được độ tự nhiên của gỗ. Glaze có cả hệ nước lẫn hệ dầu, màu sắc đa dạng đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính nhất.
-
Stain là phương pháp tạo màu trong suốt cho gỗ. Độ trong suốt của màu cao giúp tạo cảm giác về chiều sâu cảm quan, nâng giá trị của gỗ. Màu sắc Stain cũng khá đa dạng, nhưng chỉ dùng cho phương pháp phun. Sơn bóng gỗ dạng xịt sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn cho người thợ. Không những thế, tia phun từ máy phun đều hơn.
Cách pha và quy trình sơn PU cho đồ gỗ nội thất
Sơn PU ngày càng được lựa chọn là giải pháp thay thế cho vecni đánh bóng trước đây. Sơn PU làm đồ gỗ bóng đẹp hơn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thì còn phụ thuộc vào cách pha màu sơn và quy trình sơn.
Công thức pha nước sơn PU
Để màu sơn lên đẹp và bóng thì các thợ sơn gỗ nội thất được pha theo tỷ lệ sau:
-
Sơn lót: Pha 2 sơn lót + 1 sơn cứng + 3 xăng.
-
Pha màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp với nhu cầu).
-
Pha bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp với nhu cầu).
Quy trình sơn gỗ PU
Quy trình sơn khá đơn giản với 6 bước sau đây:
-
Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt gỗ sao cho nhẵn mịn.
-
Bước 2: Sơn lót lần 1 thường là lớp sơn không màu. Sơn lót pha chuẩn tỷ lệ ở trên.
-
Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2 để làm tăng độ mịn của bề mặt gỗ. Bước này sẽ giúp tăng tuổi thọ sản phẩm.
-
Bước 4: Phun màu 2 lần. Theo kinh nghiệm của những thợ sơn chuyên nghiệp thì lần đầu chỉ sơn 90% sản phẩm. Đợi một lúc sau thì tiến hành sơn màu lần 2 để hoàn thiện 100%. Việc sơn màu là bước quan trọng để quyết định toàn bộ màu sắc của sản phẩm.
-
Bước 5: Phun bóng bề mặt sau khi lớp sơn màu đã khô. Tránh lớp sơn màu chưa khô mà đã phun bóng. Bởi lực phun của các tia từ máy phun sẽ làm hỏng màu bề mặt gỗ, loang lổ, mất thẩm mỹ.
-
Bước 6: Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo từ 12 đến 16 tiếng cho cả quá trình sơn. Sơn PU chống nước rất tốt nhưng vẫn bám bụi nên bạn phải thường xuyên lau bụi.
Kết luận
Sơn gỗ PU là loại sơn giúp nâng cao giá trị của bề mặt sản phẩm nội thất. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp ích cho bạn.
Nếu có nhu cầu về các loại sơn hãy liên hệ ngay để được MHM Coatings tư vấn sớm nhất nhé! Với thương hiệu gần 20 năm nghiên cứu, sản xuất và phân phối các sản phẩm sơn phủ, MHM Coatings tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất thị trường cho bạn!
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM
-
Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
-
Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
-
Email: info@mhmcoatings.com
-
Hotline: 0703 708 999
Chi nhánh trên Toàn quốc
-
Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, P Nhân Chính, Q Thanh Xuân, Hà Nội.
-
Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, P Anh Dũng, Q Dương Kinh, Tp Hải Phòng.
-
Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Tp Thanh Hóa, Thanh Hóa.
-
Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, P Hà Huy Tập, Tp Vinh, Nghệ An.
-
Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng.
-
Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh.
-
Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.