Sơn bột tĩnh điện, Tin tức

Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Của Sơn Tĩnh Điện

Trong cuộc sống hàng, chúng ta thường nghe đến cụm từ sơn tĩnh điện. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm cũng như nguyên lý hoạt động của loại sơn này. Vậy mời bạn đọc cùng theo dõi ngay những chia sẻ sau đây để nắm rõ thông tin về sơn tĩnh điện nhé!

Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Của Sơn Tĩnh Điện

Sơn Tĩnh Điện Là Gì? – Nguyên Lý Hoạt Động

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?

Công nghệ sơn tĩnh điện được gọi là Electrostatic Power Coating Technology trong tiếng anh. Công nghệ này được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu những năm 50 của thế kỉ XX. Qua nhiều năm cải tiến, công nghệ này ngày càng được tối ưu hơn về chất lượng và giá thành.

Tóm lại, công nghệ sơn này là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt cần che phủ. Chất dẻo đó bao gồm nhựa nhiệt dẻo hoặc nhựa nhiệt cứng.

Sơn tĩnh điện cũng có 2 dạng gồm:

  • Dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp mà không cần pha với dung môi. Loại sơn này được ứng dụng sơn các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox…

  • Dạng ướt: Là dạng pha bột với nước hoặc dung môi chuyên dụng. Sơn này được ứng dụng cho các sản phẩm bằng kim loại và nhựa gỗ…

Hiện nay, sơn bột tĩnh điện lại được sử dụng phổ biến hơn. Bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm và nhất là đặc tính tiết kiệm hơn so với sơn nước. Thành phần của bột sơn gồm: Hợp chất polymer hữu cơ, curatives, bột màu, chất làm đều màu và chất phụ gia. Tất cả được trộn với nhau và làm nóng chảy để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, hỗn hợp được làm nguội và nghiền thành dạng bột mịn gọi là bột sơn tĩnh điện.

Trên thị trường hiện nay có 4 loại sơn bột tĩnh điện phổ biến: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture) và Nhăn (Wrinkle).

>> Xem thêm: Bột Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Toàn Bộ Những Thông Tin Cần Biết

Nguyên lý hoạt động của công nghệ sơn tĩnh điện

Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Của Sơn Tĩnh Điện

Nguyên lý hoạt động của công nghệ sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn này sử dụng nguyên lý điện tử để giúp sơn bám dính tốt lên bề mặt. Lớp sơn được phủ lên bề mặt vật liệu bằng súng phun sơn chuyên dụng. Khi sơn đi qua súng sẽ được đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun. Sau đó khi đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường. Và khi tới vật liệu sơn thì sẽ tích điện âm (-). Nhờ lực hút trái dấu giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám quanh vật liệu cần sơn.

Ưu điểm của sơn tĩnh điện

Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Của Sơn Tĩnh Điện

Ưu điểm của sơn tĩnh điện

Không phải ngẫu nhiên mà sơn tĩnh điện lại ngày càng được ưa chuộng như vậy. Nó sở hữu rất nhiều ưu điểm có thể kể đến như sau:

Tính kinh tế

Trên thực tế, 99% sơn dư được tái sử dụng triệt để và không cần sơn lót. Do đó công nghệ sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian thi công. Ngoài ra, thời gian đưa sản phẩm vào sử dụng cũng được rút ngắn. Và chỉ mất khoảng 20 phút bảo dưỡng là có thể đưa vào hoạt động. Trong đó, các loại sơn thông thường sẽ phải mất nhiều ngày để lớp sơn khô hẳn.

Đặc tính sử dụng đơn giản

Với đặc tính đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng sơn một cách dễ dàng mà không đòi hỏi kỹ thuật cao. Khi bột sơn bám lên người thì cũng rất dễ vệ sinh mà không cần dùng thêm dung môi như sơn nước.

Về chất lượng

Công nghệ sơn tĩnh điện được đánh giá là tạo ra lớp phủ dày gấp đôi các loại sơn khác. Do lớp sơn thường có tuổi thọ cao, màu sắc chuẩn, độ bóng tốt và không bị ăn mòn bởi hóa chất.

Tác dụng bảo vệ

Sơn tĩnh điện là để ngăn cản không khí và hơi ẩm nhằm hạn chế quá trình oxy hóa và ăn mòn vật liệu. Việc kết hợp các chất màu ở các lớp sơn vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, đồng thời còn giúp bảo vệ kim loại. Các ion kim loại như Zn, Mg, Pb, Ni, Cr, Na, K, P… là những chất có khả năng ức chế ăn mòn kim loại.

Độ an toàn cao

Thành phần chủ yếu là nhựa, bột màu, phụ gia. Do đó nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng sơn. Trong quá trình thi công, thợ sơn chỉ cần sử dụng những biện pháp phòng hộ lao động đơn giản như sử dụng khẩu trang, găng tay, quần áo dài, kính chắn…

Đặc biệt, nhờ thành phần không chứa dung môi hay hợp chất hữu cơ nên sơn tĩnh điện cũng rất thân thiện với môi trường. Chất thải sơn này cũng được xếp vào nhóm ít nguy hại, có thể xử lý.

>> Xem thêm: Sơn Epoxy Cho Kim Loại Là Gì? Quy Trình Thi Công Chuẩn Nhất

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về sơn tĩnh điện bạn đọc nên biết. Mong rằng bài viết hữu ích cho bạn khi tìm hiểu về loại sơn hiện đại và sở hữu nhiều ưu điểm này nhé!

Nếu có nhu cầu về các loại sơn hãy liên hệ ngay để được MHM Coatings tư vấn sớm nhất nhé! Với thương hiệu gần 20 năm nghiên cứu, sản xuất và phân phối các sản phẩm sơn phủ, MHM Coatings tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất thị trường cho bạn!

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, P Nhân Chính, Q Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, P Anh Dũng, Q Dương Kinh, Tp Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Tp Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, P Hà Huy Tập, Tp Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *