Sơn gỗ, Tin tức

Quy Trình Sơn Gỗ Công Nghiệp Chi Tiết Nhất

Việc sơn gỗ công nghiệp vừa tăng tính thẩm mỹ vừa đảm bảo độ bền lâu hơn cho sản phẩm. Vậy quy trình sơn gỗ công nghiệp như thế nào là chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chuẩn bị sơn

Trước khi thực hiện sơn, chúng ta nên chuẩn bị thật kỹ:

Tấm gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp MDF, HDF, MFC đều có thể lựa chọn sơn màu. Tuy nhiên, loại cốt gỗ thường được lựa chọn sử dụng nhất là MDF. Bạn cần chuẩn bị số lượng đủ cho cốt gỗ để phun sơn. Sau đó, bạn phải xem xét và kiểm tra đảm bảo rằng bề mặt cốt gỗ đều phẳng. Ngoài ra, chúng có kết cấu ổn định, không bị nứt gãy. Không bị bám bụi bẩn hay mạt cưa.

Gỗ HDF và MDF tương đối đẹp và phẳng. Trong trường hợp bề mặt gỗ có khuyết điểm không phẳng, sử dụng bột mastic để xử lý. Tuy nhiên, không nên đánh bả bề mặt dày hơn 3mm.

Quy Trình Sơn Gỗ Công Nghiệp Chi Tiết Nhất

Quy trình sơn gỗ công nghiệp được diễn ra như thế nào?

Sau khoảng thời gian từ 2 – 4h, bột matit khô hoàn toàn thì sử dụng giấy nhám chà nhẹ bề mặt. Nó giúp đảm bảo độ đẹp và mịn cho bề mặt. Phục thuộc vào tình trạng gỗ mà bạn chọn giấy nhám cho phù hợp. Thông thường, chúng ta nên sử dụng giấy nhám 400 rất hiếm khi dùng 240, 320. Công đoạn này cần thực hiện khéo léo, nhẹ nhàng bởi nếu lỡ tay chà mạnh mặt gỗ bị hư hỏng. Sẽ mất thêm thời gian để làm phẳng bằng matit.

>> Xem thêm: Những Điều Phải Biết Về Sơn Gỗ Chống Thấm

Chọn loại sơn

Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại sơn gỗ. Mỗi dòng sơn đều có ưu và nhược điểm nhất định. Tiếp theo, bạn nên lựa chọn màu sơn tương với đồ dùng nội thất. Nếu muốn phun sơn màu sáng thì nên chọn sơn lót màu trắng. Trong trường hợp phun sơn tối màu, bạn nên chọn sơn lót màu xám để có thể cân bằng màu sắc chuẩn nhất. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các loại sơn giữa, sơn lót và sơn phủ phải tương thích với nhau để hạn chế hỏng, bong chóng.

Máy móc, dụng cụ thiết bị sơn gỗ

Tại các xưởng tư nhân, xưởng nhỏ hoặc phạm vi gia đình có thể súng phun sơn, chổi sơn cầm tay để có thể tiết kiệm chi phí. Hoặc bạn có thể lựa chọn sử dụng máy phun sơn công nghiệp. Thiết bị hiện đại giúp tiết kiệm nhân công và gia tăng hiệu suất làm việc. Đồng thời, nó còn giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Quy trình sơn gỗ công nghiệp

Các bước sơn bề mặt gỗ công nghiệp gồm 3 bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Tiến hành sơn lót

Sơn lót là lớp sơn bề mặt vừa bám dính tốt hơn, ít bị bong chóng và bóng mịn hơn. Tuy nhiên, cũng đòi hòi bạn phải kỹ thuật cao. Quy trình tiến hành như sau:

Dùng con lăn, chổi cọ hoặc máy phun sơn lót lên bề mặt chuẩn bị sơn. Nếu bạn sử dụng súng sơn nên có áp lực 8kg/cm2, giữ góc mở của vòi sơn là 30 độ. Tiến hành sơn đi qua 3 lượt. Các lượt sơn không nên quá dày hoặc nhằm hạn chế tối đa nước trong sơn lót thấm vào bên trong cốt gỗ. Ảnh hưởng đến tuổi thọ, chất lượng các món đồ nội thất. Cũng không nên sơn lót quá mỏng. Bởi nó khiến bề mặt không được đồng đều.

Thời gian đủ để làm khô sơn lót thường từ 20 – 60 phút. Chúng còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh và cách thực hiện. Sau khi lớp sơn lót khô, bạn sử dụng giấy nhám 400 chà nhẹ nhàng lên bề mặt. Nếu thấy bề mặt sơn đã tạo được nhiều bột, dễ chà nhám và không bị bết tay thì tiến hành chà mịn. Thực hiện lần lượt theo chiều thuận của vân gỗ.

Bước 2: Tiến hành sơn lớp giữa

Tác dụng chính của lớp sơn giữa là bảo vệ bề mặt gỗ công nghiệp. Thực hiện quá trình sơn lớp giữa sau khi lớp sơn lót đã khô và được chà mịn hoàn toàn. Dùng con lăn và chổi cọ để sơn lớp giữa. Khi bạn dùng súng phun sơn nên điều chỉnh áp lực hơi 8kg/cm2. Góc mở của vòi sơn là 30 độ. Cũng tiến hành phủ sơn 3 lượt. Không nên phun sơn quá mỏng hoặc quá dày. Dễ làm mất đi độ tự nhiên của màu sắc, vật liệu.

Sau khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng là khô bề mặt 1 lớp. Sử dụng giấy nhám tơi mịn để đánh chà mịn bề mặt lớp đầu tiên. Sau đó sơn từ 2 đến 3 lớp. Đến lớp thứ 3 không cần dùng giấy nhám chà mịn nữa. Để xử lý bước tiếp theo thì cần phải chờ từ 3 – 8h. Một số dòng sơn lâu khô thì bạn phải đợi sau 12h.

Bước 3: Tiến hành sơn bề mặt

Trước khi sơn bề mặt, bạn nên phủi sạch bụi lần cuối cùng trên bề mặt. Một vài hãng sơn yêu cầu pha sơn màu theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì. Trước khi phun màu, bạn cần chú ý đến vấn đề này. Sử dụng súng phun sơn có áp lực hơi 8kg/cm2. Mở góc vòi phun 60 độ. Giữa khoảng cách từ vòi phun tới mặt gỗ khoảng 50cm để dàn trải đồng đều. Tiến hành sơn tối đa 2 lớp và tối thiểu là 1 lớp.

Quy Trình Sơn Gỗ Công Nghiệp Chi Tiết Nhất

Lựa chọn không gian sơn thoáng mát, rộng rãi

>> Xem thêm: Sơn Tĩnh Điện Trên Nhựa Có Được Không?

Bước 4: Phun bóng và dặm màu

Sau khi lớp sơn màu đã khô, dùng giấy nhám nhẹ nhàng để làm mịn và phẳng bề mặt. Tiến hành dặm nhẹ nhàng những điểm màu chưa đều hay bị nhạt. Cuối cùng phủ thêm một lớp sơn bóng để tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. Sau khi phun bóng từ 8 – 12 tiếng, bề mặt gỗ công nghiệp sẽ khô.

Đây là quy trình sơn gỗ công nghiệp được áp dụng phổ biến ở các xưởng gỗ công nghiệp cả nhỏ và lớn hiện nay. Ngoài các bề mặt Melamine, Veneer, Acrylic cốt gỗ công nghiệp còn có thể phun sơn trực tiếp lên bề mặt. Mang đến rất nhiều lựa chọn cho quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *