Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sơn tĩnh điện. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt được các loại sơn tĩnh điện này. Hãy cùng MHM đi tìm hiểu về các dòng sơn tĩnh điện này trong bài viết sau.
Sơn tĩnh điện được hiểu ra sao?
Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn phổ biến hiện nay. Công nghệ này sử dụng nguyên lý điện tử để tạo sự bám dính cho màng sơn.
Sơn tĩnh điện là công nghệ tạo một lớp phủ bề mặt. Công nghệ này tạo ra ít chất thải hơn so với các công nghệ khác. Công nghệ này xuất phát từ nguyên nhân chi phí tăng lên và thời gian sản xuất kéo dài của các công nghệ khác. Ưu điểm chính của phương pháp sơn tĩnh điện là không sử dụng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Dẫn đến việc không cần đến các thiết bị phân huỷ VOC tốn kém như lò thiêu và các thiết bị hấp thụ carbon.
>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Thành Phần Bột Sơn Tĩnh Điện
Các nguyên liệu dùng trong sơn tĩnh điện
Có rất nhiều loại nhựa dẻo được dùng cho kỹ thuật sơn tĩnh điện như polyethylene, polypropylene, nylon, PVC và nhựa nhiệt dẻo polyester. Các loại nhựa dùng để làm các lớp phủ bề mặt và thực hiện một số chức năng nhất định không phải để thay thế cho các sơn dung môi.
Các loại nhựa nhiệt rắn được nghiền thành bột mịn và được tạo ra màng mỏng. Do đó, bề mặt phủ gần như tương tự như nước sơn. Có 5 họ nhựa nhiệt rắn chủ yếu là: epoxy, hybrid, urethane, acrylic và triglycidyl isocyanurate (TGIC) polyester.
Các nguyên liệu dùng trong sơn tĩnh điện cùng một thể tích có giá cao hơn khá nhiều nguyên liệu sơn truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp chi phí sản xuất sản phẩm lại thấp hơn. Đặc biệt là khi cần phải tạo lớp phủ dầy, có thể bù lại vào khoản chi phí nguyên liệu bột cao.
Nguyên lý sơn tĩnh điện
Nguyên lý hoạt động dựa vào bột sơn tĩnh điện mang theo điện tích dương, còn bề mặt kim loại mang điện tích âm. Theo nguyên lý dòng điện thì điện tích dương luôn gắn chặt với điện tích âm. Vì vậy, mà lớp sơn luôn gắn chặt với bề mặt đem lại sự đồng đều. Đây là quy trình sơn hết sức phức tạp và đòi hỏi công nghệ cũng như kỹ thuật cực cao.
Các loại sơn tĩnh điện theo điều kiện sử dụng
Hiện nay dựa vào mục đích sử dụng và nhu cầu sử dụng sơn tĩnh điện được chia làm 2 loại sơn tĩnh điện ngoài trời và sơn tĩnh điện trong nhà. Mỗi là sơn đều có điểm đặc trưng riêng biệt. Dựa vào cách sử dụng để chọn sơn phù hợp.
Sơn tĩnh điện trong nhà
Với phương pháp sơn tĩnh điện trong nhà thường dùng bột sơn được làm chủ tử nhựa epoxy có đặc tính kháng hoá rất tốt. Phương pháp này được dùng để phun kim loại đòi hỏi cao về kháng xói mòn, cách điện và đàn hồi.
Bột sơn tĩnh điện trong nhà rất đa dạng và có độ bóng khác nhau: Sơn có độ bóng trên 80%. Sơn bóng mờ thường từ 50% – 80%, sơn mờ căm từ 20% – 50%. Tuỳ theo mục đích và nhu cầu khách hàng có thể lựa chọn bề mặt sơn phù hơp.
Sơn tĩnh điện ngoài nhà
Sơn tĩnh điện ngoài trời sử dụng phủ polylester có khả năng thời tiết. Sơn polyester được làm từ nhựa sơn Polyester carboxyl chủ yếu để sơn vỏ máy điều hoà không khí, đèn nhà, đèn nội thất mở cửa pano 4 cánh cổng xếp inox… Sơn tĩnh điện ngoài trời mang các đặc tính độc đáo như chống gỉ tốt. Đồng thời, chúng chống được nhiệt độ cao, màu sắc đẹp, chống vi khuẩn tốt…
Quy trình phun sơn tĩnh điện
-
Xử lý bề mặt: Sản phẩm sơn phải được xử lý bề mặt trước khi sơn qua các bước sau tẩy dầu, tẩy gỉ, rửa nước chảy tràn, định hình sản phẩm, photphat kẽm, rửa nước.
-
Hấp: Hấp khô sản phẩm sơn sau khi xử lý bề mặt.
-
Phun sơn: Áp dụng hiệu ứng tĩnh trong quy trình sơn có bộ điều khiển trên súng. Có thể điều chỉnh lượng bột phun ra. Hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng sản phẩm sơn.
-
Sấy: sản phẩm sơn sau khi sơn được đưa vào buồng sấy. Tuỳ theo thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động phù hợp là 150 độ C, 200 độ C. Thời gian sấy là 10 – 15 phút.
-
Kiểm tra sản phẩm, đóng gói thành phẩm: Sau khi phun, lượng bột không bám vào chi tiết sản phẩm có thể thu hồi và tái sử dụng. So với kỹ thuật phun ướt, phun tĩnh điện đặt được bao phủ rộng hơn. Bởi, vì bột có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của sàn khi không trực diện với súng phun.
>> Xem thêm: Cách Pha Màu Sơn PU Theo Đúng Tỷ Lệ Chuẩn
Ứng dụng của sơn tĩnh điện
Đặc trưng của sơn tĩnh điện là thích ứng cho bề mặt kim loại. Vì vậy, loại công nghệ sơn tĩnh điện này thường dùng trong gia đình và máy móc thiết bị công nghiệp. Chúng ta có thể kể đến các ứng dụng như:
-
Hàng rào sắt thép
-
Cổng sắt cổng nhôm
-
Lò nướng, quạt máy công nghiệp
-
Cổng xếp inox
-
Khung võng kim loại
-
Khung cửa sắt thép
-
Kệ sắt thép mạ
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM
-
Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
-
Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
-
Email: info@mhmcoatings.com
-
Hotline: 0703 708 999
Chi nhánh trên Toàn quốc
-
Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
-
Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.
-
Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.
-
Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.
-
Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
-
Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
-
Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.