Đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất và sử dụng, công nghệ sơn tĩnh điện đang thu hút khách hàng trên thị trường. Sơn được ứng dụng trong nhiều nhóm ngành nghề khác nhau. Đối với những người quan tâm về loại sơn này chắc hẳn sẽ có thắc mắc. Trong bài viết sau đây là một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng sơn tĩnh điện.
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có 2 loại chất dẻo phổ biến hiện nay là nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Các loại nhựa nhiệt dẻo là các chất hình thành một lớp phủ mà không cần trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử. Các loại nhựa nhiệt rắn xếp chéo qua nhau tạo thành một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy.
Sơn tĩnh điện hay còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột. Khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (-) khi bột sơn đi qua súng sơn tĩnh điện. Đồng thời, sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.
>> Xem thêm: Lợi Ích Khi Sử Dụng Sơn Epoxy Chống Thấm Ngoài Trời
Công nghệ sơn tĩnh điện khác gì với sơn thường?
So với các dòng sơn thông thường, công nghệ sơn tĩnh điện ưu việt hơn. Bởi, chúng ta không phải dùng tay quét sơn mà sẽ thay thế bằng súng phun sơn tĩnh điện. Do có loại súng này, bột sơn sẽ tự động được mix màu thông qua điều chỉnh, vừa đơn giản mà lại nhanh chóng.
Bên cạnh đó, sơn truyền thống cần lớp lót nhưng sơn tĩnh điện lại không cần sử dụng. Điều này giúp bạn tiết kiệm hơn trong quá trình thực hiện.
Giải đáp sơn tĩnh điện có gặp lỗi hay không?
Lỗi do sơn tĩnh điện gây ra với sản phẩm là do quá trình bạn thực hiện không được đảm bảo. Bước đầu tiên là vệ sinh sản phẩm trước khi thực hiện. Nếu bề mặt không được xử lý tốt sẽ dẫn tới sần sùi, nổi bóng cá, bụi bẩn… Tuy nhiên, nếu gắp trường hợp như vậy, bạn chỉ cần đánh ráp lại toàn bộ vùng đó. Sau đó, bạn phủ một lớp sơn lên trên là đẹp như thường.
Phân biệt sơn tĩnh điện và sơn thường
Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sơn tĩnh điện và sơn thông thường dựa vào màu sắc và độ mịn của lớp sơn như:
-
Công nghệ sơn tĩnh điện sẽ cho ra lớp sơn mịn, màu sơn đều, bám chắc và có độ bóng cao. Khi chạm vào sẽ thấy lớp sơn nhẵn không bị cộm tay.
-
Lớp sơn công nghệ thông thường sẽ không đồng đều, chỗ dày, chỗ mỏng. Do đó, lớp sơn không được bóng đẹp. Khi chạm tay vào sẽ không nhẵn mịn mà hơi sần.
Có cần xử lý bề mặt trước khi sơn?
Nếu sơn thông thường bạn không cần thực hiện công đoạn này. Tuy nhiên, với sơn tĩnh điện công đoạn này phải được thực hiện. Bởi, nó tác động đến các bước sau, hạn chế các lỗi trên lớp sơn sau.
Vì sao sơn tĩnh điện lại tiết kiệm chi phí?
Vì khi sử dụng bột sơn khô, khi thực hiện không hết, phần dôi dư bạn có thể thu hồi và dùng cho lần sau. Bằng cách trộn sơn mới lẫn sơn cũ theo tỉ lệ 1: 3. Trái lại, các dòng sơn truyền thống không thể làm được điều này.
Sơn tĩnh điện có độc hại hay không?
Sơn tĩnh điện thành phẩm không gây độc hại với người sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình phun sơn thì lại khác. Sơn tĩnh điện có nhựa và các chất độc hại với người phun sơn. Chính vì vậy, khi phun sơn càng trang bị đồ bảo hộ và yêu cầu người phun sơn có tay nghề cao.
Sơn tĩnh điện có bền không?
Độ bền của sơn tĩnh điện vượt trội hơn hẳn so với sơn truyền thống. Tuy nhiên, mức chi phí cho sơn tĩnh điện lại cao hơn rất nhiều.
>> Xem thêm: Phân Loại Các Loại Sơn Tĩnh Điện Theo Điều Kiện Sử Dụng
Có lưu ý gì khi sơn tĩnh điện không?
-
Trang bị đồ bảo hộ khi sơn tĩnh điện giúp bạn giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện.
-
Cầm súng đúng cách: súng phun sơn tạo ra những tia phun rất mạnh. Vì vậy, không cầm đúng cách sẽ bị dội ngược và bắn sơn sang các vị trí khác.
-
Tuân theo hướng dẫn: bạn cần tuân theo những hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng súng phun sơn. Từ đó, giúp bạn hạn chế các sai sót. Đồng thời, sản phẩm sơn cũng tốt hơn.
-
Không sử dụng sản phẩm ngay sau khi phun sơn. Bạn cần đợi 1 thời gian để sơn khô lại. Tránh tình trạng sơn bong tróc gây mất thẩm mỹ.
-
Trước khi sơn, cần xử lý vào làm sạch sản phẩm. Loại bỏ gỉ sét, tạp chất bằng cách sử dụng súng cát.
Kết luận
Một số câu hỏi – giải đáp sơn tĩnh điện đã được MHM Coatings chia sẻ cụ thể trong bài viết trên. Hy vọng, với các thông tin trên sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức, giải đáp thắc mắc. Từ đó, bạn sẽ có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất. Bởi, nó vừa giúp nâng cao tuổi thọ của sản phẩm vừa nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM
-
Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
-
Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
-
Email: info@mhmcoatings.com
-
Hotline: 0703 708 999
Chi nhánh trên Toàn quốc
-
Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
-
Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.
-
Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.
-
Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.
-
Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
-
Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
-
Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.