Quy trình thi công sơn epoxy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nền nhà xưởng. Một quy trình thi công chuẩn không chỉ đem lại bề mặt nền hoàn thiện bền đẹp, tối ưu chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro bong tróc sơn về lâu dài.
Sơn Epoxy là gì?
Sơn epoxy là quá trình sơn phủ bề mặt sàn bê tông nhờ sử dụng loại sơn cao cấp 2 thành phần được làm từ vật liệu epoxy gốc nhựa composite. Một gốc nhựa không chứa este nên bám dính tuyệt vời cũng như kháng nước rất tốt. Ngoài ra, cấu tạo phân tử ở trung tâm gồm hai vòng benzen vững chắc tạo nên bề mặt sàn có tính dai, kháng nhiệt.
Trong công nghiệp, sơn epoxy gia cố nền sàn bê tông tăng tuổi thọ công trình với nhiều ưu điểm như: Chống thấm, chống bám bụi, kháng khuẩn, tính chịu lực, chịu mài mòn cao,… Qua đó, giúp bảo vệ mặt sàn cũng như đem lại hiệu quả, ổn định trong quá trình hoạt động sản xuất trong nhà máy, nhà xưởng, nhà kho, khu chế xuất,… Ngoài ra, bề mặt sàn epoxy có độ bóng cao, màu sắc đẹp còn thể hiện sự tiện nghi hiện đại cho nhà máy và các công trình.
Để một công trình sơn sàn epoxy hoàn thiện đảm bảo chất lượng cao, bề mặt bóng đẹp, giá thành phù hợp cần tuân thủ quy trình thi công chuyên nghiệp sau đây:
Hướng dẫn thi công 6 bước chuyên nghiệp với sơn Epoxy
Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt để chuẩn bị khi sơn Epoxy
Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong quá trình thi công sơn epoxy chính là việc chuẩn bị bề mặt. Trước tiên dùng máy mài để chà lên bề mặt, sau đó dùng máy hút bụi công nghiệp để làm sạch mọi bụi bẩn và tập chất. Công đoạn này sẽ giúp cho bề mặt phẳng và tạo độ bám dính tốt. Nếu công đoạn này không được làm một cách kĩ lưỡng sản phẩm sẽ không đạt được chất lượng tốt và còn có nguy cơ xảy ra lỗi nghiêm trọng. Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra lại bề mặt và xử lý các vết nứt, khe rãnh, tật lỗi bê tông để lại trong quá trình thi công đổ bê tông trước đó.
Bước 2: Sơn lót Epoxy
Sau khi vệ sinh và xử lý bề mặt chúng tôi tiến hành sơn lót. Bước này là bước để tạo độ bám dính và góp phần cho bề mặt phủ mịn hơn. Tuỳ thuộc vào tài chính và yêu cầu về chất lượng khác nhau mà chúng ta có 2 phương pháp để thi công bước này sử. Phương pháp lăn với giá thành rẻ hơn do yêu cầu kỹ thuật không cao. Phương pháp này dùng rulo lăn để lăn phẳng mặt sàn. Phương pháp thứ 2 là dùng súng phun để phun sơn lót Epoxy.
Bước 3: Xử lý đối với sàn không đạt tiêu chuẩn
Sàn bê tông yếu không đạt mác, bề mặt không phẳng, thấm ngược, dính dầu, hoá chất….
Bước 4: Bả sơn
Bước này sử dụng sơn Epoxy và loại bột đá chuyên dụng. Tỷ lệ trộn hỗn hợp này yêu cầu tỷ lệ chuẩn. Để hỗn hợp đạt tiêu chuẩn, yêu cầu phải khuấy đều hỗn hợp. Thời gian khuấy trộn hỗn hợp khoảng 3 – 5 phút. Và dụng cụ khuấy trộn hỗn hợp yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn mới có thể cho ra sản phẩm đạt chuẩn. Thời gian đợi lớp này khô khoảng 6-8h. Thời gian khô phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm,…
Bước 5: Sơn phủ
Tiến hành sơn lớp sơn phủ Epoxy.
Bước 6: Hoàn thiện và Nghiệm thu công trình
Thời gian nghiệm thu công trình khoảng từ 3-4 ngày sau khi thi công lớp phủ. Bước này chính là bước kiểm tra chất lượng trước khi bàn giao công trình cho chủ doanh nghiệp.
Các yêu cầu khi thi công sơn epoxy:
- Chất lượng của nền sàn bê tông : Nền tiêu chuẩn là những loại nền khô, phẳng mịn. Trước khi nhà thầu thi công đổ bê tông đã xử lý chống thấm ngược như lót nilong, vải bạt trước khi đổ bê tông, sử dụng bê tông thương phẩm mác ~250 lý tưởng, xoa mặt hoàn thiện bằng máy, bảo dưỡng bê tông đúng kỹ thuật để bê tông đạt được mác ( độ cứng mặt bê tông).
- Chất lượng sơn Epoxy tốt : Sơn epoxy chất lượng ổn định, độ cứng bề mặt, chống mài mòn, độ bám dính tốt
- Mục đích sử dụng phù hợp : Tuỳ vào tải trọng, mục đích sử dụng mà lựa chọn các loại sơn có độ chịu tải trọng và mài mòn và các đặc tính tương ứng
Ưu điểm khi sử dụng sơn Epoxy :
- Bảo vệ tối đa bề mặt sàn:
Thi công sơn sàn epoxy tạo ra lớp đóng rắn liền mạch giúp bảo vệ và chống các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến mặt sàn bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và các loại vi khuẩn nấm mốc. Qua đó tăng độ bền cho mặt sàn và tạo ra sự khác biệt so với sàn bê tông bình thường.
- Tính chịu lực tốt:
Quá trình đi lại, di chuyển thường xuyên, đặc biệt vận chuyển hàng hóa thiết bị nặng trong nhà máy, nhà xưởng tác động lớn làm hỏng mặt sàn bê tông. Nhờ đặc tính đàn hồi, chắc chắn, sơn epoxy có thể chịu lực cao từ vài tấn đến hàng chục tấn.
- Chống trơn trượt:
Khả năng chống trơn là một trong những đặc tính nổi bật của thi công sơn epoxy. Điều này giúp cho việc đi lại trong nhà máy, nhà kho thuận tiện, an toàn, đặc biệt qua các ram rốc.
Không chỉ trong công nghiệp, sơn epoxy còn được dùng nhiều để thi công chống thấm tầng hầm chung cư, chống thấm mái tòa nhà, sơn sân cầu lồng, sân thể thao, gara xe,…
Đa dạng về chủng loại:
- Sơn epoxy tự san phẳng (không dung môi): Sở hữu khả năng chống ẩm, chống mốc, chống khuẩn hiệu quả, được ứng dụng nhiều ở các công trình như bệnh viện, chung cư, tòa thương mại, phòng sạch,…
- Sơn epoxy gốc nước, gốc dầu: Sở hữu điểm nổi trội ở mức độ bền bỉ, bảo vệ bề mặt tốt, chịu trọng tải cao, kéo dài tuổi thọ công trình. Hay được sử dụng trong thi công sơn sàn bê tông nhà máy, nhà xưởng, gara, tầng hầm,…
Việc này giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn, đáp ứng tốt nhất mục đích và nhu cầu của người dùng. Đồng thời cũng sẽ thích hợp với nhiều các bề mặt công trình đặc thù khác nhau.
Một số lưu ý khi thi công sơn sàn nhà xưởng:
Hiện trạng mặt sàn bê tông
Chất lượng mặt sàn bê tông ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mặt sơn sàn hoàn thiện. Vì vậy, trước khi thi công đòi hỏi quá trình xử lý phải thật cẩn thận, kỹ càng.
Với những sàn bê tông chuẩn, là sàn bê tông có MAC >200, được chống thấm và xoa mịn bằng máy công nghiệp, sẽ không bị tốn nhiều thời gian trong công đoạn xử lý bề mặt sàn. Do vậy rút ngắn thời gian thi công và chi phí thấp .
Một số mặt sàn cũ có hiện trạng xấu như: Lồi lõm, nhiều vết nứt, thấm dầu, sàn bê tông ngậm nước, mác bê tông chưa đạt (<200),… Trong trường hợp này giá thi công hoàn thiện sơn Epoxy sẽ được xác định dựa trên các phương án xử lý phát sinh.
Yêu cầu chịu tải trọng
Nếu nhà xưởng chỉ dành cho hoạt động đi lại bình thường của công nhân hoặc thiết bị di chuyển tải trong nhẹ. Các chủ đầu tư chỉ cần lựa chọn phương án thi công sơn lăn thông thường với mức giá thấp nhất.
Trường hợp một số nhà xưởng yêu cầu chịu được tải trọng từ 5-7 tấn hoặc cao hơn, cần tăng cường độ dày của lớp sơn hoặc phương án thi công sơn tự san phẳng có mức chi phí cao hơn.
Chủng loại và thương hiệu sơn
Mỗi một loại sơn sàn Epoxy với thương hiệu khác nhau sẽ có đơn giá khác nhau, được phân khúc theo các dòng sơn epoxy giá rẻ, tầm trung hoặc cao cấp. Tùy theo mục đích và yêu cầu của từng dự án để lựa chọn sử dụng loại sơn phù hợp.
Lời khuyên dành cho chủ đầu tư:
Trên thị trường sơn epoxy đa dạng về thương hiệu cả trong và ngoài nước, mang đến nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư. Mỗi thương hiệu có những ưu nhược điểm khác nhau nhưng chúng tôi khuyên chủ đầu tư thi công sơn epoxy nên lựa chọn những thương hiệu sơn có uy tín để đảm bảo về chất lượng.
Nếu sử dụng sản phẩm sơn Epoxy kém chất lượng, mặt sàn rất nhanh hỏng hoặc dễ bị mài mòn, bay màu sơn,… Tốt nhất cần kiểm tra kỹ thông tin chứng nhận chất lượng (C/Q) hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.