Sơn sàn Epoxy, sân bóng, Tin tức

Các Loại Sơn Epoxy Trên Thị Trường Hiện Nay? Ưu Điểm Từng Loại?

Sơn epoxy là một khái niệm không mới với tất cả chúng ta. Nhưng để nắm được các loại sơn epoxy trên thị trường hiện nay là gì thì chắc chắn rất ít người có câu trả lời. Vậy hãy cùng MHM Coatings đi tìm câu trả lời đó thông qua bài viết dưới đây nhé.

Sơn sàn epoxy là gì?

Sơn sàn epoxy là sản phẩm sơn công nghiệp cao cấp sử dụng hỗn hợp của 2 thành phần. Gồm có sơn epoxy và một chát đóng rắn để tạo ra một lớp hoàn thiện vừa bền vừa kháng được dung môi. Nó dùng để thi công cho sàn và các bề măt sàn khác nhau.

>> Xem thêm: 3 Điều Bạn Cần Biết Về Sơn Epoxy Nền Nhà Xưởng, Nhà Máy, Chung Cư

Các loại sơn epoxy trên thị trường hiện nay

Các Loại Sơn Epoxy Trên Thị Trường Hiện Nay? Ưu Điểm Từng Loại?

Các loại sơn Epoxy trên thị trường hiện nay là gì?

Dưới đây, là 5 dòng sơn được ưa chuộng nhất hiện nay:

  • Sơn Epoxy gốc dầu

  • Sơn Epoxy gốc nước

  • Sơn Epoxy tự san phẳng

  • Sơn Epoxy chống tĩnh điện

  • Sơn Epoxy chống chịu axit và khánh các loại hoá chất

Ưu điểm các loại sơn epoxy

Chúng ta hãy cùng bắt đầu đi vào đánh giá ưu điểm riêng biệt của từng dòng sơn để có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất.

Sơn epoxy gốc dầu

  • Dòng sơn này có khả năng chống bám bụi giúp dễ dàng thực hiện vệ sinh và làm sạch một cách thường xuyên và liên tuc.

  • Tạo các màng sơn liền mạch liên tục. Đảm bảo độ bám dính cực kỳ tốt

  • Giá thành sơn epoxy gốc dầu khá thấp. Phù hợp với túi tiền nhiều khách hàng.

  • Độ bóng cao giúp tạo nên một bề mặt sáng bóng, mềm mượt.

  • Khả năng chống chịu lực và mài mòn tốt.

  • Dòng sơn này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: sơn nền nhà xưởng, xí nghiệp, công ty, doanh nghiệp…

Sơn epoxy gốc nước

Sơn epoxy gốc nước gồm có hai thành phần sử dụng nước làm dung môi. Chuyên dùng để sơn có thể phủ trực tiếp lên các loại bề mặt kim loại, bê tông, hợp kim. Với mục đích nhằm bảo vệ và tăng cường các tính năng tốt cho bề mặt với những ưu điểm sau:

  • Nổi bật là sơn sàn epoxy gốc nước tuyệt đối không gây độc hại cho những người khi vô tình tiếp xúc với dòng sơn này. Không có hàm lượng VOC hơi và hoàn toàn thân thiện với môi trường sống. Mang lại sự an tâm đáp ứng các tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

  • Sử dụng dung môi từ nước. Đây là nguyên nhân không gây mùi, dần đang thay thế hoàn toàn sơn epoxy gốc dầu.

  • Thi công rất nhanh chóng. Chống bám bụi và dễ dàng vệ sinh.

  • Khả năng chống chịu lực, mài mòn hay kháng hoá chất đều tốt.

  • Chất lượng sơn được thiết kế phù hợp với môi trường có lượng độ ẩm cao.

  • Sơn epoxy gốc nước có thể ứng dụng vào các khu vực và bề mặt sàn chứa yếu tố vệ sinh như: thực phẩm, dược phẩm, khu chế biến…

Sơn epoxy tự san phẳng (sơn epoxy tự cân bằng)

  • Sơn epoxy tự san phẳng là loại sơn hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng dòng và hoàn toàn không cần sự tác động hay hỗ trợ của chất khác như dung môi bay hơi.

  • Đây là một giải pháp sàn epoxy được áp dụng tại nhiều nhà xưởng sản xuất, showroom hay phòng sạch công ngiệp…Với yêu cầu về độ sạch và khả năng chịu tải trọng cao khá tốt.

Sơn sàn epoxy chống tĩnh điện

Sơn sàn epoxy chống tính điện là hệ thống bao gồm sơn epoxy mang điện trở cao kết hợp với than hoạt tính. Cùng với hệ thống dây dẫn đồng nối đất cho phép kiểm soát hiện tượng tĩnh điện hay chống phát sinh tia lửa điện. Đảm bảo tính an toàn.

Các Loại Sơn Epoxy Trên Thị Trường Hiện Nay? Ưu Điểm Từng Loại?

Sơn epoxy chống axit, kháng hoá chất

Sơn epoxy chống ăn mòn axit, hoá chất là sản phẩm ” sơn sàn epoxy có khả năng chống chịu tác động ăn mòn” của các môi trường kiềm, hoá chất, axit…

Sơn epoxy chống ăn mòn axit có thể dụng cho nhiều khu vực khác nhau như: nền, sàn nhà xưởng thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất ăn mòn.

>> Xem thêm: Ưu Nhược Điểm Của Sơn Tĩnh Điện – Bạn Có Biết

Quy trình thi công sơn epoxy

  • Bước 1: Bạn phải tiến hành mài tạo nhám và chân bám của các sản phẩm trước khi bắt đầu quá trình sơn.

  • Bước 2: Bắt buộc vệ sinh sạch toàn bộ bụi bằng cách sử dung máy hút bụi công nghiệp.

  • Bước 3: Trước tiên, sơn một lớp sơn lót epoxy nên bề mặt để tạo sự bền chắc và đẹp cho sản phẩm.

  • Bước 4: Bả và sửa chữa bề mặt sàn khi bị lỗi trong quá trình thi công.

  • Bước 5: Tiến hành thi công sơn phủ epoxy lớp thứ 1

  • Bước 6: Chà ráp lại lần tiếp theo để loại bỏ sạch bụi bẩn còn sót lại.

  • Bước 7: Tiến hành thi công sơn phủ epoxy. Đây được xem như là lớp hoàn thiện cuối cùng. Đòi hỏi thợ sơn phải có tay nghề, trình độ và sự cẩn thận. Đảm bảo sự hoàn thiện lớp sơn cuối một cách bóng, mướt của mặt sàn.

Kết luận

Việc biết về các dòng sơn epoxy đã giúp bạn bổ sung thêm kiến thức rất nhiều. Ngoài ra, bạn còn có thể hiểu thêm về các ưu điểm của các dòng sơn này. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn một trong những loại epoxy này. Đảm bảo về sự phù hợp với nhu cầu của chính người sử dụng.

Địa chỉ cung cấp sơn uy tín hiện nay

Hi vọng, bạn đọc đã tham khảo và đưa ra được lựa chọn cho riêng mình! Nếu có nhu cầu về các loại sơn hãy liên hệ ngay để được MHM Coatings tư vấn sớm nhất nhé! Với thương hiệu gần 20 năm nghiên cứu, sản xuất và phân phối các sản phẩm sơn phủ, MHM Coatings tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất thị trường cho bạn!

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *