Sơn sàn Epoxy, sân bóng, Tin tức

Từ A – Z Các Thông Tin Cần Biết Sơn Epoxy Chống Tĩnh Điện

Sơn Epoxy chống tĩnh điện được áp dụng phổ biến tại các nhà xưởng. Đây là biện pháp hiệu quả giúp triệt tiêu lượng điện tích tụ trên mặt sàn. Hãy cùng đi tìm hiểu thêm về dòng sơn này trong bài viết sau với MHM Coatings.

Sơn Epoxy chống tĩnh điện là gì?

Sơn Epoxy chống tĩnh điện là dòng sơn Epoxy có 2 thành phần chính. Sơn bao gồm sơn Epoxy mang điện trở cao kết hợp với than hoạt tính dẫn điện và hệ thống dây dẫn đồng nối trực tiếp với đất giúp trung hoà điện tích.

Dòng sơn này có khả năng kiểm soát tĩnh điện và chống phát sinh tia lửa điện sau quá trình hoàn thiện. Đảm bảo khả năng chống tĩnh điện, dễ dàng bảo vệ, vệ sinh và kháng hoá chất hiệu quả.

Từ A - Z Các Thông Tin Cần Biết Sơn Epoxy Chống Tĩnh Điện

Sơn Epoxy chống tĩnh điện là dòng sơn Epoxy có 2 thành phần chính

>> Xem thêm: Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy Tự San Phẳng Chuẩn Nhất

Sơn Epoxy chống tĩnh điện có mấy loại?

Sơn Epoxy chống tĩnh điện có 2 loại cơ bản như sau:

  • Sơn hệ lăn: Thường sử dụng cho các công trình có yêu cầu thấp về trọng tải chịu đựng. Thi công bằng dụng cụ lăn rulo. Hệ thống dây đồng nối trực tiếp xuống đất, có 1 lớp sơn lót và lớp sơn phủ chống tĩnh điện.

  • Sơn tự san phẳng: Thường sử dụng với công trình đòi hỏi cao về chất lượng và thẩm mỹ. Phương pháp này bao gồm dây đồng nối đất, lớp sơn xử lý mặt sàn, lớp sơn lót và lớp sơn san phẳng chống tĩnh điện.

Ưu điểm sơn Epoxy chống tĩnh điện

Đây là các ưu điểm nổi bật của dòng sơn này:

  • Chống tĩnh điện nên hạn chế cháy nổ nguy hiểm

  • Tạo cho bề mặt sàn có tuổi thọ cao và độ bền tốt.

  • Mang lại tính thẩm mỹ cao bởi có bề mặt láng mịn và dễ dàng vệ sinh

  • Tiết kiệm các chi phí liên quan đến điện năng

  • Tạo bề mặt vững chắc, ổn định chống lại các tác động của nhiệt độ, thời tiết.

Ứng dụng của sơn Epoxy chống tĩnh điện trong đời sống

Sơn Epoxy chống tĩnh điện được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống:

  • Các nhà máy xí nghiệp điện tử

  • Trung tâm đo lường, kiểm định, nhà máy sản xuất vũ khí, thuốc nổ…

  • Các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực bảo dưỡng, bảo trì máy móc, công nghiệp nặng

  • Các khu vực sản xuất, gia công các loại hàng dễ cháy nổ.

Các bước thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện

Để có lớp sơn hoàn hảo nhất, bạn phải nắm rõ các bước thi công sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt thi công

Sử dụng máy mài sàn công nghiệp để mài giúp tạo độ nhám cho bề mặt sàn. Từ đó, giúp tăng khả năng bám dính của sơn khi được thi công. Đồng thời, nó còn giúp bề mặt sàn phẳng hơn. Tại các vị trí không sử dụng được máy mài bạn có thể chọn máy mài tay.

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công

Sau khi thực hiện mài sàn, bạn dùng máy hút bụi và chổi để vệ sinh sạch sẽ lại bề mặt sàn. Bạn cần đảm bảo bề mặt thi công sạch, không còn cát bụi sẽ giúp sơn bám dính tốt hơn.

Bước 3: Tiến hành sơn lót Epoxy

Nếu bề mặt bê tông bằng phẳng, độ thấm hút tốt thì bạn chỉ cần lăn 1 lớp sơn lót. Lớp sơn này quyết định đến độ bền sau này của sàn Epoxy. Do đó, khi thi công cần cẩn thận, tránh bỏ sót.

Lớp sơn lót giúp liên kết lớp sơn chống tĩnh điện với nền bê tông. Đồng thời, làm giảm lượng sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện bị thấm hút xuống nền.

Từ A - Z Các Thông Tin Cần Biết Sơn Epoxy Chống Tĩnh Điện

Nếu bề mặt bê tông bằng phẳng, độ thấm hút tốt thì bạn chỉ cần lăn 1 lớp sơn lót

Bước 4: Lấp đầy khe hở lỗ hổng bằng vữa Epoxy

Sau khi lớp sơn lót khô hoàn toàn, bạn kiểm tra thấy bề mặt có các vết nứt và lỗ hổng thì các bạn dùng vữa Epoxy để lấp đầy khoảng trống. Sau đó, khi vữa khô dùng máy mài mài phẳng bề mặt.

Bước 5: Thi công lớp sơn Epoxy chống tĩnh điện tự san phẳng lần 1

Sử dụng máy trộn trộn đều hai thành phần A và B của sơn . Sau đó, dùng bay và cây gạt để san đều sơn lên trên bề mặt sàn. Đảm bảo độ dày của sơn đồng đều nhất.

Bước 6: dẫn điện tích tới cọc tiếp địa bằng dán dây dẫn đồng

Sử dụng dây dẫn đồng dán lưới vuông. Khoảng cách giữa các dây tối đa là 15m. Hệ thống dây này nối trực tiếp với cọc tiếp địa.

Bước 7: Thi công sơn hoạt tính dẫn điện

Lăn đều lớp sơn lên toàn bộ bề mặt sàn Epoxy để dẫn điện đi vào trong dây đồng

Bước 8: Thi công sơn Epoxy chống sơn tĩnh điện tự san phẳng lần thứ 2

Trộn đều sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện. Sau đó, dùng bay và cây gạt sơn trải đều sơn lên mặt sàn. Sử dụng rulo phá bọt khí trên bề mặt nền. Tiến hành lăn đều tay cho đến khi bề mặt không còn bọt khí nổi lên. Để tránh bụi bẩn, người, động vật di chuyển vào sơn bạn cần che chắn bề mặt thi công.

>> Xem thêm: Quy Trình Tẩy Sơn Trên Bề Mặt Nhựa

Bước 9: Nghiệm thu và bàn giao công trình

Sau khi lớp sơn khô hoàn toàn, các bạn tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình

Qua bài viết trên, MHM Coatings đã cung cấp đầy đủ các thông tin về dòng sơn Epoxy chống tĩnh điện. Đây chắc chắn là dòng sản phẩm tạo niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *