Sơn nhà, Sơn nhựa, Tin tức

Cách Pha Màu Sơn PU Theo Đúng Tỷ Lệ Chuẩn

Sơn PU là loại sơn được sử dụng phổ biến, rộng rãi hiện nay, đặc biệt là cho bề mặt các sản phẩm bàn ghế gỗ nội thất. Vậy sơn PU là gì? Cách pha màu sơn PU cũng như quy trình sơn PU như thế nào mới là chuẩn? Hãy cùng MHM Coatings đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Sơn PU là gì?

Sơn PU trong tiếng anh nghĩa là Polyurethane. Đây là loại sơn bao gồm 2, 3 hoặc đến 4 thành phần, có độ bóng cao. Sản phẩm được sử dụng để làm sơn phủ bề ngoài, chịu được mọi điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, nó còn tác dụng để chống thẩm và trang trí. Giúp bảo vệ bề mặt, khả năng chịu nước tốt, kể cả nước mặn hay nước mặn.

Sơn PU còn có tính năng chống UV rất tốt, độ bền màu cao. Chúng được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là lĩnh vực đòi hỏi chất lượng, độ bền màu tốt như ngành công nghiệp tàu, công nghiệp nặng.

Cách Pha Màu Sơn PU Theo Đúng Tỷ Lệ Chuẩn

Cách pha màu sơn PU đúng tỷ lệ mang lại hiệu quả cao

>> Xem thêm: Sơn Gốc Nước Cho Gỗ Là Gì?

Thành phần sơn PU

  • Sơn lót: Giúp làm phẳng bề mặt đồng thời che khuyết điểm để sản phẩm được đẹp hơn.

  • Sơn màu: Hầu hết sơn PU cho gỗ đều có chứa các thành phần sơn màu.

  • Sơn bóng: Đây chính là cách pha chế sơn với mục đích tạo độ bóng đẹp cho gỗ trong cả quá trình sơn PU.

Cách pha màu sơn PU theo đúng tỷ lệ

Để pha chế sơn PU, chúng ta có thể thực hiện cách pha màu sơn PU theo các bước sau:

Bước 1: Pha sơn lót

Để lớp sơn lót thành công, bạn cần tuân thủ nguyên tắc theo đúng tỷ lệ pha chế chuẩn sau: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng

Bước 2: Pha màu sơn

Pha màu sơn theo tỷ lệ là: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu. Bạn nên lưu ý gia giảm tinh màu sao cho phù hợp.

Bước 3: Pha sơn bóng

Bạn tiến hành pha sơn bóng theo tỉ lệ sau: 2 bóng + 1 cứng + xăng. Bạn cũng nên lưu ý gia giảm sao cho phù hợp.

Quy trình sơn PU cho đồ gỗ chuẩn nhất

Sau khi đã nắm trong tay tỷ lệ cách pha chế màu sơn PU theo đúng tiêu chuẩn thì bạn cần biết thêm về quy trình sơn PU sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt sạch sẽ

Công đoạn vệ sinh sạch sẽ bề mặt là bước vô cùng quan trọng. Chúng giúp cho lớp sơn được bền đẹp hơn. Bạn nên sử dụng giấy nhám P240 để thực hiện vệ sinh. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào màu sơn mà bạn quyết định có nên sử dụng bột bả hay không.

Bước 2: Sơn lót lần 1

Sơn lót 1 là lớp sơn lót không màu. Chúng được pha theo tỷ lệ 2 lót : 1 cứng: 1 xăng. Chúng ta cũng có thể điều chỉnh tỷ lệ này bằng cách tăng giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác. Bởi, nó giúp điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn.

Nếu thời tiết nóng bực, việc bốc hôi sẽ diễn ra nhanh chóng, bề mặt sơn lúc này sẽ nổi bọt khí. Khiến cho bạn mất nhiều công sức và thời gian để sữa chữa. Có thể lấp đầy các tim gỗ ở bước này.

Nếu bạn thực hiện tốt bước này và đối với các loại tim gỗ nhỏ. Thì bạn chỉ cần sơn lót 1 lần để tiết kiệm chi phí, thời gian cho việc sơn PU.

Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2

Sau khi đã thực hiện sơn lót xong, ta cần xả nhám P320. Đây được xem là bước quan trọng, giúp cho bề mặt được mịn hơn. Sau khi đã xả nhám xong, các bạn cần tiếp tục sơn lót lần 2. Để yên khoảng 25 – 30 phút để cho lớp sơn khô bề mặt hoàn toàn.

Bước 4: Phun màu

Quá trình phun màu được chia thành 2 giai đoạn. Đầu tiên chỉ cần sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu. Sau đó, đợi lúc rồi tiếp tục sơn lần 2 lên trên bề mặt gỗ và hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu. Ở lần sơn thứ 2, chúng ta sẽ sơn đậm hơn các chỗ màu không đồng đều.

Ở bước này cần đòi hỏi kỹ thuật cao, kinh nghiệm. Bởi bước sơn màu sẽ quyết định đến chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của toàn bộ quá trình sơn PU. Vì vậy, cần thực hiện bước này trong phòng kín, luồng gió lưu thông, tránh bụi bẩm.

Cách Pha Màu Sơn PU Theo Đúng Tỷ Lệ Chuẩn

Việc phun màu đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề cao

Bước 5: Phun bóng bề mặt

Sau khi lớp sơn màu đã khô hoàn toàn thì ta cần sơn bóng bề mặt. Bạn không cần sơn thêm một lớp sơn lót bảo vệ. Vì theo như cách pha màu ở trên thì đã cho lót vào rồi. Do đó, các bạn có thể chuyển qua công đoạn sơn bóng.

Có nhiều chất liệu bóng mờ như bóng mờ 10%, 20%, 50%, 70% hoặc 100%. Lớp sơn bóng này sẽ giúp gia tăng giá trị sản phẩm, làm bề mặt gỗ được căng bóng. Cần thực hiện phun bóng ở nơi không có bụi bẩn.

>> Xem thêm: Sơn Epoxy Chống Trượt Là Gì? Các Thông Tin Cần Biết

Bước 6: Bảo quản sơn PU

Thời gian khô của quá trình sơn PU thường vào khoảng 12 – 16 tiếng. Khi sơn đã khô xong thì cần bảo quản thành phẩm ở nơi thoáng mát, khô ráo và không có bụi.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *