Sơn kim loại, Tin tức

Phân Biệt Các Loại Sơn Kim Loại

Các loại sơn kim loại là sản phẩm quen thuộc bởi độ phổ biến của nó trong cuộc sống của chúng ta. Sơn kim loại không chỉ giúp sản phẩm của chúng ta tăng tính thẩm mỹ mà còn tăng độ bền của sản phẩm trong thời gian sử dụng.

Sơn kim loại là gì?

Sơn kim loại là thuật ngữ chỉ một loại sơn với mục đích phủ trang trí và chống rỉ cho các bề mặt kim loại nói chung như thép, sắt, kẽm…Nó giúp tạo nên những màu sơn sáng bóng bảo vệ hiệu quả dưới tác động của con người, máy móc và môi trường.

Phân Biệt Các Loại Sơn Kim Loại

Các loại sơn kim loại đều có công dụng tăng tuổi thọ cho sản phẩm

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Từ A – Z Về Sơn Phủ Kim Loại

Phân loại các loại sơn kim loại

Các dòng sơn kim loại được phân loại như thế nào? Nó bao gồm 3 loại cơ bản dưới đây:

Sơn kim loại gốc dầu

Sơn kim loại gốc dầu là loại sơn tốt nhất dành cho các sản phẩm kim loại. Bởi vì nó có khả năng chống lại các vết bẩn gây hư hại cho sản phẩm từ môi trường. Bề mặt dễ dàng được giữ sạch và làm mất khuyết điểm cũng như gia tăng độ bền.

Sơn kim loại gốc dầu được tạo thành từ các alkyd là nhựa tổng hợp và dầu gốc thực vật, dung môi và bột màu. Dung môi có mùi hơi khó chịu. Tuy nhiên, để có được kết quả tốt nhất thi công sơn kim loại, trước tiên bạn nên sử dụng một lớp sơn lót. Bạn có thể không cần sơn lót nhưng tốt hơn bạn nên sử dụng sơn lót để cho ra lớp sơn đồng đều và hoàn thiện nhất.

Nhược điểm của sơn gốc dầu là có thể bị phai màu và tốn kém nhiều chi phí hơn. Sơn gốc dầu cũng có mùi khó chịu và dễ cháy khi thi công. Một số bề mặt đạt hiệu quả cao khi sử dụng sơn kim loại gốc dầu là: hàng rào kim loại, lò nướng và khung cửa sổ, bàn ghế ngoài trời…

Sơn kim loại gốc nước

Sơn gốc nước và sơn cao su là lựa chọn  của nhiều người sử dụng. Bao gồm các thành phần: nhựa acrylic, vật liệu tổng hợp gốc cao su hoặc nhựa vinyl.

Ưu điểm nổi bật của sơn gốc nước là thời gian khô rất nhanh chóng. Loại sơn này cũng dễ dàng giữ sạch, không gây bất kỳ mùi khó chịu nào và không dễ cháy. Ngoài ra, khi bạn sơn xong, các dụng cụ sơn cũng rất dễ vệ sinh. Vì vậy, sơn kim loại gốc nước là một lựa chọn thuận tiện và an toàn hơn so với gốc dầu.

Tuy nhiên, sơn kim loại gốc nước vẫn có một số nhược điểm. Nếu bạn sơn trực tiếp sơn nước lên bề mặt mà không có lớp sơn lót sẽ dễ dẫn đến rỉ sét trên bề mặt kim loại. Vì vậy, bạn cần sơn một lớp sơn lót gốc dầu lên bề mặt kim loại.

Mặt khác, sơn kim loại gốc nước kém bền hơn sơ với sơn kim loại gốc dầu. Sơn kim loại gốc nước cũng được ưu tiên sử dụng cho các vật dụng trong nhà như bàn đầu giường, khung giường hoặc khung tường. Sơn kim loại gốc nước cũng rẻ hơn so với các loại khác và chống phai màu tốt hơn.

Sơn phủ kim loại

Sơn phủ kim loại là lớp hoàn thiện do đó hoàn bạn cần xác định một số yếu tố trước khi chọn loại phù hợp. Ví dụ, vật liệu có được lau chùi thường xuyên không phải phơi mưa, nắng? Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng lớp hoàn thiện bóng cho các bề mặt được lau chùi thường xuyên hoặc tiếp xúc với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Còn lớp phủ kim loại mờ sẽ thích hợp cho các bề không rửa hoặc chùi thường xuyên.

Phân Biệt Các Loại Sơn Kim Loại

Sơn phủ kim loại giúp sản phẩm bền đẹp với thời gian

Thông thường, lớp sơn kim loại hoàn thiện tốt nhất là loại loại bán bóng, vì nó ứng dụng khá linh hoạt và hiệu ứng trong mọi điều kiện. Sơn kim loại bán bóng cũng dễ dàng được làm sạch bằng nước xà phòng. Nó rất bền.

>> Xem thêm: Sơn Sàn Công Nghiệp Epoxy Là Gì? Các Thông Tin Cần Biết

Vai trò của sơn kim loại

Chỉ với độ dày dưới 1 phần nghìn mét nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. 30% tuổi thọ của các công trình kim loại, sắt thép phụ thuộc vào lớp sơn đó. Với khí hậu tại nước ta, việc sơn kim loại còn có chức năng bảo vệ bền vững và chống chịu khắc nghiệt để đạt được thời gian kì vọng. Sự hiện hữu của sơn từ các vật dụng, dụng cụ nhỏ nhất như: ghế, bàn, thiết bị da dụng hay những công trình lớn như: giàn khoan dầu khí, nhà xưởng công nghiệp, cầu đường…

Bên cạnh việc đem lại tính năng nổi bật, một điều cực kì thú vị đó là sơn chiếm 100% sự đánh giá đến tính thẩm mỹ của mỗi sản phẩm.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *