Sơn lại xe ô tô là cách nhanh chóng giúp bạn lấy lại diện mạo như mới cho chiếc xế hộp của mình. Tuy nhiên, các bước tân trang này sẽ trở thành thảm hoạ nếu chủ xe không biết cách chọn mặt gửi vàng phù hợp. Hãy cùng đi tìm hiểu các kinh nghiệm dưới đây, để chiếc xe của bạn được hoàn hảo nhất.
Các lớp sơn lại xe ô tô thông dụng hiện nay
Với mỗi lớp sơn xe ô tô có độ dày từ 67 microns đến 198 microns với 3 lớp sơn chính.
-
Lớp sơn đầu tiên hay còn được gọi là sơn lót. Nó tạo lớp nền đồng nhất để màu sơn phủ được đều và đẹp hơn. Đồng thời, lớp sơn này cũng tạo độ liên kết để sơn bám tốt hơn. Lớp sơn lót thường có độ dày từ 8 microns đến 38 microns.
-
Lớp sơn thứ 2 là lớp sơn màu. Đây là lớp sơn quyết định đến màu sắc chính của xe ô tô sau này. Sơn màu gồm nhiều hay một lớp phụ thuộc vào nhà sản xuất. Độ dày của lớp sơn này từ 13 microns đến 38 microns.
-
Lớp sơn thứ 3 chính là lớp sơn mờ hoặc sơn bóng. Chức năng chính của lớp sơn này để bảo vệ màu sơn trước các tác động từ bên ngoài môi trường. Độ dày của lớp sơn bóng dao động từ 38 microns đến 102 microns.
Ngày nay, một số dòng xe được nhà sản xuất trang bị thêm lớp sơn chống gỉ được tiến hành trước khi sơn lót. Lớp sơn này áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện. Nó giúp ngăn chặn quá trình oxy hoá phá huỷ từ bên trong thân của vỏ xe. Mức độ sơn lại xe ô tô được xác định phụ thuộc vào độ cao cấp của tình trạng trầy xước xe hoặc màu sơn.
>> Xem thêm: Lưu Ý Quan Trọng Khi Sơn Phục Hồi Nhựa Nhám
Phân loại kiểu sơn lại ô tô
Có 2 kiểu sơn lại ô tô chính, bao gồm:
Sơn dặm xe ô tô
Nếu xe của bạn chỉ bị xước nhẹ, sơn dặm được cho là bước làm tiết kiệm chi phí và nhanh chóng. Tuy nhiên, sơn dặm đòi hỏi kỹ thuật cao. Đặc biệt, trong khâu phun sơn và pha màu để đảm bảo rằng lớp sơn sẽ đồng nhất với lớp sơn cũ.
Sơn lại toàn bộ xe
Trước khi thực hiện sơn lại toàn bộ xe cần tiến hành bóc hết lớp sơn cũ. Tiếp đó, bạn phải phủ đè lên 3 lớp sơn mới. Thời gian hoàn thiện tất cả có thể kéo dài lên đến 10 ngày với chi phí cao. Phụ thuộc vào nhu cầu của chủ xe, có hai hình thức là sơn toàn diện khung và sơn ngoài xe.
Sơn ngoài xe là sơn lại tất cả các chi tiết bao gồm cản sau, cản trước, hai tai xe hay hai bên hông xe…Sơn toàn diện khung diễn ra phức tạp hơn sơn ngoài xe. Do nó phải tháo hết máy móc và nội thất trong để phun lên mặt ngoài và trong thân xe. Trong đó, bao gồm cánh cửa, nắp capo và khoang máy động cơ.
Quy trình sơn lại xe ô tô
Sơn lại xe ô tô đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao trong mỗi công đoạn. Bạn phải áp dụng những quy trình sau:
Bước 1: Kiểm tra và đánh giá mức độ sơn của xe
Kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra và đánh giá mức độ hư hại của xe. Nói cách khác kỹ thuật viên cần kiểm tra độ dày của lớp sơn bằng đèn kiểm tra chuyên dụng, máy đo độ dày sơn. Trên các cơ sở dữ liệu thu được, kỹ thuật viên đưa ra tư vấn cho khách hàng về hướng khắc phục phù hợp nhất.
Bước 2: Làm sạch gỉ sét, mài sơn cũ
Máy mài lắp giấy nhám có độ mịn thích hợp được dùng để xử lý sơn cũ và gỉ sét hiệu quả. Các chiếc xe biến dạng do va chạm, kỹ thuật viên cần đưa ô tô về trạng thái ban đầu. Mục đích chính là khôi phục bề mặt và giúp màu sơn lên được đồng nhất.
Bước 3: Sơn chống gỉ cho ô tô
Khi bề mặt đã đạt tiêu chuẩn, thân vỏ xe sẽ được phủ một lớp sơn chống gỉ. Sau khi lớp sơn này khô, kỹ thuật viên tiến hành mài nhắm để tăng độ bám cho lớp sơn lót và bả matit ở công đoạn tiếp theo.
Bước 4: Sử dụng bả matit để xử lý các vết lõm
Nếu các kỹ thuật đưa ô tô trở lại trạng thái ban đầu chưa hiệu quả thì bạn cần đánh bả matit. Nó giúp làm đầy bề mặt một cách hiệu quả. Khi hoàn thiện, lớp bả matit sẽ gồ cao hơn bề mặt để trừ hao sau bước đánh nhám và sấy khô tạo hình.
Bước 5: Sơn lót
Sơn lót nên bề mặt đã sấy khô và làm sạch. Đánh nhám bề mặt để tăng độ bám dính và liên kết giúp màu sơn lên được bóng đẹp hơn.
Bước 6: Sơn màu
Bước phun sơn màu này quyết định đến 20% – 30% chất lượng màu sơn. Kỹ thuật viên căn chỉnh góc phun sơn, súng sơn, khoảng cách bề mặt sơn và tốc độ di chuyển phun sơn…
Bước 7: Sơn bóng
Kỹ thuật phun sơn bóng không khác gì sơn màu. Lớp sơn sau khi được sấy khô theo tiêu chuẩn về mặt nhiệt độ và thời gian giúp tăng tuổi thọ cho lớp sơn màu.
>> Xem thêm: Sơn Lót Kim Loại Là Gì? Những Điều Cần Biết
Bước 8: Đánh bóng và kiểm tra
Đánh bóng giúp tăng độ sáng bóng của bề mặt sơn. Để hoàn tất, kỹ thuật viên nên kiểm tra lần cuối bằng các thiết bị chuyên dụng để đảm bảo lớp sơn mới hoàn hảo đúng như mong đợi.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM
-
Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
-
Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
-
Email: info@mhmcoatings.com
-
Hotline: 0703 708 999
Chi nhánh trên Toàn quốc
-
Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
-
Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.
-
Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.
-
Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.
-
Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
-
Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
-
Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.