Sơn kim loại, Tin tức

Kỹ Thuật Sơn Bề Mặt Kim Loại – Bạn Đã Biết Chưa?

Muốn tăng độ bền của bề mặt kim loại bạn phải xử lý sơn bề mặt kim loại đúng cách. Vậy bạn đã biết kỹ thuật sơn bề mặt kim loại chuẩn nhất chưa? Hãy cùng MHM Coatings đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao phải sơn bề mặt kim loại?

Khi bạn sơn nên bề mặt của những sản phẩm kim loại như máy móc thiết bị, sơn dây chuyền sản xuất…sẽ đảm bảo được rằng bề mặt máy móc, thiết bị của bạn không tiếp xúc trực tiếp với không khí có chứa những chất oxi hoá. Chính vì vậy, hạn chế được tình trạng hư hỏng thiết bị máy móc cũng như dây chuyền sản xuất.

Kỹ Thuật Sơn Bề Mặt Kim Loại - Bạn Đã Biết Chưa?

Kỹ thuật sơn bề mặt kim loại đòi hỏi yêu cầu về kĩ thuật

Kỹ thuật sơn bề mặt kim loại

Kỹ thuật sơn bề mặt kim loại được tóm gọn 8 bước cơ bản sau:

Bước 1: Lựa chọn sơn

Lựa chọn loại sơn đảm bảo phù hợp với điều kiện của thiết bị, máy móc như: máy móc làm việc trong môi trường độ ẩm, dầu nhớt và bức xạ nhiệt…mà lựa chọn sơn cho phù hợp. Như vậy, sơn có thể đảm bảo được độ bền, thẩm mỹ và bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.

Bước 2: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn

Sản phẩm kim loại trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý toàn bộ bề mặt. Đa phần, sản phẩm được sơn tĩnh điện là kim loại. Việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn với mục đích mang lại các công dụng sau:

  • Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp do việc hoạt động công cơ khí

  • Sản phẩm được sạch hoàn toàn rỉ sét

  • Sản phẩm không rỉ sét trong một thờ gian dài hoạt động

  • Hình thành lớp sơn bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp kim loại và màng sơn trước khi sơn.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Từ A – Z Về Sơn Phủ Kim Loại

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ sơn

Việc lựa chọn các dụng cụ để sơn được xem là vô cùng quan trọng. Quyết định đến tốc độ hay độ bám dính màng sơn cũng như tuổi thọ lớp sơn và tính thẩm mỹ. Các dụng cụ phổ biến rộng rãi nhất hiện nay là:

  • Chổi quét sơn: Tuỳ theo kích thước cũng như đặc điểm của bề mặt kim loại mà lựa chọn cho phù hợp thường được sử dụng nhiều trong diện tích nhỏ.

  • Rulo cọ lặn: Phụ thuộc theo kích thước cũng như đặc điểm bề mặt kim loại mà lựa chọn cho phù hợp. Đa phần nó được sử dụng cho diện tích lớn. Hay dùng thi công trong gia đình như cửa cổng sắt. Hoặc nhằm dặm giá trong khung kết cấu lớn ở các nơi khó có thể chạm tới. Nên chọn cọ lăn ít tạo ra  bọt khí để tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt.

  • Súng phun sơn: Dựa trên kích thước và đặc điểm bề mặt kim loại mà lựa chọn góc mở súng phun cũng như tốc độ gió cho phù hợp. Thông thường sử dụng cho công nghiệp và diện tích lớn. Tuy nhiên không thể thực hiện ở những có diện tích nhỏ hẹp. Thời gian thi công, màng sơn bằng phẳng đẹp. Nhược điểm tỷ lệ tiêu hao sơn sẽ cao nếu thiết bị bị lỗi kỹ thuật trầm trọng. Vì vậy, bạn phải kiểm tra thường xuyên.

Lưu ý:

Bạn nên sử dụng béc phun riêng cho mỗi dòng sơn. Sơn chống rỉ và sơn phủ màu phải dùng bét phun riêng. Không nên dùng chung. Dẫn đến tạo màng sơn chỗ mỏng và chỗ dày. Nên phun đều tay đừng nên lúc nhanh lúc chậm.

Đây là điều kiện cần, để đảm bảo chất lượng cần phải có: Kỹ thuật sơn, kỹ thuật sơn bề mặt kim loại, quy trình sơn kim loại.

Bước 4: Cách pha sơn kim loại

Cách pha màu là khâu khá quan trọng. Bạn phải tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất sơn. Khi tỷ lệ pha sơn không đúng tỷ lệ pha sơn với xăng thơm mà người thợ hay dùng trong thực tế. Nó sẽ phá vỡ cấu trúc của sơn, khả năng bám dính kém, thậm chí sơn nhiều ngày vẫn không khô.

Bước 5: Sơn lót bề mặt thiết bị và máy móc

Lớp sơn lót này giúp làm tăng tuổi thọ của sơn làm giảm quá trình máy móc và thiết bị rỉ sét một cách nhanh chóng.

Bước 6: Sơn phủ màu bề mặt máy móc bị lần thứ 1

Sau khi lớp sơn lót khô theo đúng quy định của nhà sản xuất hay theo tỷ lệ pha sơn keo. Sau đó, tiến hành sơn một lớp sơn màu gia tăng độ thẩm mỹ cho bề mặt kim loại.

Bước 7: Sơn phủ màu bề mặt thiết bị máy móc lần thứ 2

Nếu như bị bắt bắt, bạn có thể phun thêm lớp sơn lần thứ 2 cho thiết bị máy móc của mình. Hầu hết với các loại sơn chất lượng tốt thì chỉ cần một lớp sơn là đủ. Đặc biệt là bạn đã sơn một lớp sơn sơn lót.

Kỹ Thuật Sơn Bề Mặt Kim Loại - Bạn Đã Biết Chưa?

Sơn phủ lần 2 giúp gia tăng tuổi thọ sản phẩm

>> Xem thêm: Những Màu Sơn Gỗ Đẹp Không Bao Giờ Lỗi “Mốt”

Bước 8: Vệ sinh các dụng cụ, thiết bị sau khi sơn

Làm sạch súng phun và bàn chải của bạn bằng dầu hoặc xăng. Sau khi hoàn thành công việc để bảo vệ chúng có thể tái sử dụng trong các công trình tiếp theo. Lớp sơn kim loại có độ bám cao, khá dày. Do đó, bạn cần phải làm sạch chúng thật kỹ.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *