Sơn nhựa, Tin tức

Công Dụng Và Cách Sơn Trên Nhựa PVC

Bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để đạt hiệu quả cao khi sơn trên nhựa PVC? Quy trình như thế nào là chính xác và hiệu quả? Đừng lo lắng, MHM Coatings sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc đó qua bài viết dưới đây. Bài viết không chỉ cung cấp cho bạn một quy trình chi tiết về sơn trên nhựa PVC mà còn cả bảng màu, lưu ý…Bạn chắc chắn sẽ có được lớp sơn ưng ý nhất!

Sơn nhựa là gì?

Sơn nhựa là một dòng sơn có thể sử dụng để sơn trực tiếp lên nhiều bề mặt nhựa khác nhau như: nhựa PVC foam, nhựa ABS, nhựa PP, nhựa UPVC…hay nhựa Composite.

Công Dụng Và Cách Sơn Trên Nhựa PVC

Sơn trên nhựa là phương pháp phổ biến hiện nay giúp tăng độ bền sản phẩm

Hiện nay, công nghệ sơn nhựa là loại vật liệu được sử dụng rất nhiều cho các loại máy móc, thiết bị và đồ dùng nhựa. Có rất nhiều đồ gia dụng được làm từ nhựa khác nhau, bởi nhựa là một loại vật liệu giá rẻ và dễ thi công.

>> Xem thêm: Quy Trình Sơn Lên Nhựa Chính Xác Nhất

Bảng màu sơn trên nhựa PVC

Bảng màu sơn trên nhựa PVC đa dạng về mắc sắc và chủng loại. Chúng bao gồm nhiều màu như: đỏ, vàng, xanh, nâu…Với nhiều mẫu mã đa dạng như sơn bóng trên nhựa PVC, sơn màu trên nhựa PVC hay sơn chống trầy xước trên nhựa PVC.

Công dụng sơn trên nhựa PVC

  • Lớp màng sơn chắc vá bám dính trên bề mặt nhựa trong một khoảng thời gian dài mà không có hiện tượng xỉn màu hay ố vàng hoặc bong tróc.

  • Chống chịu các tác nhân gây hại của thời tiết như nắng mưa, kháng một số hoá chất. Đặc biệt phù hợp với các sản phẩm nhựa ngoài trời.

  • Sơn trên nhựa PvC độ bền từ 7 – 8 năm khi sản phẩm ở ngoài trời. Độ bền trên 10 năm nếu nó được sử dụng trong nhà.

Quy trình thi công sơn trên nhựa PVC

Bạn cần nắm chắc quy trình sơn trên nhựa PVC dưới đây để đạt hiệu quả như mong muốn

Chuẩn bị bề mặt sơn

  • Vệ sinh đồ nhựa bằng nước ấm hoặc xà phòng. Quá trình này sẽ giúp làm sạch bụi bẩn trên bề mặt nhựa. Bạn chỉ cần sử dụng mút xốp hoặc khăn mềm để làm sạch bề mặt sản phẩm với bề mặt mịn. Sử dụng bàn chải làm sạch với bề mặt có hoa văn. Cuối cùng, cần rửa lại bằng nước sạch và lau thật khô sản phẩm.

  • Chà nhám bề mặt. Bạn nên nhẹ nhàng chà nhám bề mặt sản phẩm với giấy nhám loại 220 đến 300. Việc chà nhám sẽ giúp cho bề mặt sản phẩm có thể bám dính sơn chặt hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn thao tác này bạn cần phải di chuyển nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, tránh để lại vết xước. Sau khi hoàn tất, lau bề mặt sản phẩm bằng khăn gạc.

  • Lau sạch bề mặt bằng cồn tẩy rửa. Bạn sẽ loại được dầu nhờ bước làm sạch này. Dầu là nguyên nhân chính khiến sơn không thể bám trụ lâu trên bề mặt nhựa. Do đó, bạn tuyệt đối không được bỏ qua bước này.

  • Che phủ bề mặt không cần sơn. Bạn có thể tiến hành che phủ các bề mặt không dùng đến bằng loại băng dính dành riêng cho sơn. Đây là một cách giúp bạn có thể phân định được các phần sơn nhựa đã sơn.

  • Sơn lớp lót. Bạn sẽ sơn một lớp lót trước khi sơn chính thức. Nếu sử dụng sơn lót có khả năng bám chặt. Công đoạn này sẽ giúp bạn làm nhẵn bề mặt và tạo độ bám chắc cho sơn. Sơn dạng xịt được ưa chuộng hơn so với sơn bằng cọ.

Sơn bề mặt

Pha sơn trong trường hợp nếu cần thiết. Thông thường các loại sơn sẽ được pha sẵn để sử dụng. Tuy nhiên, có một số loại sơn nhất định cần phải pha. Trước khi sơn bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trên lọ chai để biết hướng dẫn cụ thể.

Công Dụng Và Cách Sơn Trên Nhựa PVC

Thực hiện sơn bề mặt một cách kỹ càng và cẩn thận

Chỉnh sửa và sơn hoạ tiết hay sơn phủ

  • Dùng cọ sơn để xử lý các khoảng trống và màng bọc. Kiểm tra kỹ lại sản phẩm nhựa. Nếu có khoảng trống hoặc bong tróc thì cần dùng cọ nhỏ để quét sơn.

  • Thêm hoạ tiết hoặc các hoa văn nếu muốn. Bước này sẽ giúp cho sơn được bám màu trên bề mặt sản phẩm lâu hơn. Bạn có thể dùng cọ sơn hoặc sơn xịt. Tuy nhiên, sơn xịt sẽ giúp cho bề mặt nhựa trông mịn hơn. Bạn có thể lựa chọn sơn 2 lớp. Tuy nhiên, mỗi lớp sơn nên cách nhau 30 phút.

  • Chờ bề mặt sơn phủ khô hoàn toàn. Thời gian khô của mỗi dòng sơn chắc chắn là khác nhau. Do đó, bạn cần xem thông tin trên nhãn lọ sơn để biết thời gian chính xác sơn khô và cứng là khoảng bao lâu.

>> Xem thêm: Các Loại Sơn Epoxy Trên Thị Trường Hiện Nay? Ưu Điểm Từng Loại?

Những lưu ý khi lựa chọn sơn nhựa

  • Trên thực tế, không phải bề mặt sơn nhựa nào cũng thích hợp để sơn. Bạn có thể sơn lên các đồ nội thất, mô hình đồ chơi hoặc đồ trang trí. Tuy nhiên, những bề mặt như laminate, sàn nhựa hoặc vách ngăn buồng tắm không thể sơn nhựa.

  • Khi thi công sơn xịt nhựa nên thi công tại nơi mát mẻ và thoáng mát. Tránh trường hợp thi công trong các môi trường kín, dễ hít phải khí sơn. Đây là nguyên nhân gây ngộ độc sơn cho người thi công.

  • Nếu sơn xịt bị chảy nước hoặc nổi đốm tức là bạn đã xịt sơn quá dày. Bạn cần phải giữ chai sơn cách xa đồ nhựa hơn và xịt theo chuyển động xoay tròn.

Kết luận

Trên đây là các thông tin bổ ích về sơn nhựa trên PVC. Bao gồm cách thi công, chú ý hay phạm vi giúp bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất. Từ đó, bạn sẽ có được một sản phẩm vừa mang tính thẩm mỹ cao vừa bảo vệ chất lượng của sản phẩm.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *