Trong hệ thống sơn ngày nay, có rất nhiều loại sơn bột với màu sắc, kết cấu khác nhau. Đặc biệt là loại bột sơn tĩnh điện đang được rất nhiều người quan tâm. Vậy loại bột sơn này là gì? Phân loại và màu sắc sơn ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi ngay qua bài viết sau đây!
Bột sơn tĩnh điện là gì? – Lịch sử hình thành
Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu được dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện. Nó bao gồm 3 thành phần chính: nhựa, bột màu và các chất phụ gia.
Sơn tĩnh điện ở dạng bột khi sử dụng sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện. Đồng thời vật sơn sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn. Sơn tĩnh điện là công nghệ sở hữu ưu điểm về kinh tế mà còn đáp ứng được về vấn đề môi trường nhờ không có chất dung môi.
Vào đầu thập niên 50 của thế kỉ XX, nhà khoa hoc Tiến sĩ Dr.Erwin Gemmer đã nghiên cứu ra nguyên lý phủ sơn bằng hợp chất hữu cơ (organic Polymer) dạng bột được gia nhiệt và phủ lên bề mặt kim loại. Tuy nhiên, đến khoảng năm 1964 thì quy trình sơn tĩnh điện (Electrostatic Powder Spray) mới thành công. Sau đó chúng được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Qua hàng chục năm cải tiến, các nhà khoa học và thương hiệu sản xuất đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã.
-
Từ năm 1966 – 1973: Có 4 loại hóa học khởi điểm – Epoxy, Hybrid, Polyurethane và TGIC được giới thiệu trên thị trường. Một vài loại Melamine và Acrylic vẫn chưa thành công.
-
Đầu thập niên 1970, sơn tĩnh điện phát triển nhanh và được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu.
-
Đầu thập niên 1980, sơn tĩnh điện được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ và Nhật.
-
Giữa thập niên 1980 phát triển đến Viễn Đông.
-
1985 – 1993, ngày càng có nhiều loại bột sơn mới được giới thiệu ra thị trường.
Phân loại bột sơn tĩnh điện
Về độ bóng mịn, bột sơn tĩnh điện được chia thành 4 loại phổ biến. Bao gồm: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), Nhăn (Wrinkle). Các loại sơn này được sử dụng cho 2 điều kiện trong nhà và ngoài trời.
Về bản chất, loại sơn này lại được chia thành 4 loại như sau:
-
Epoxy – Loại sơn này cho khả năng chịu lực nhẹ. Nó có tác dụng chống ăn mòn, tăng độ bám dính trên bề mặt sản phẩm. Tuy nhiên, sơn Epoxy lại không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Do đó, nó thường được ứng dụng để trang trí trong nhà, nội thất xe và một số vị trí không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mặt trời.
-
Polyeste (Urethane và TGIC) – Là loại sơn có độ bền cao, có thể để trực tiếp ngoài trời. Loại bột sơn này rất thông dụng và được sử dụng nhiều trong các hệ thống sơn tĩnh điện hiện nay.
-
Acrylic – Bột sơn loại này được sử dụng chủ yếu để làm trong lớp sơn. Bột sơn acrylic đem lại cảm giác lớp sơn bề mặt sản phẩm mịn, nhẵn bóng hơn các loại bột sơn khác. Đặc biệt, ưu điểm của loại bột sơn này là có tính kháng hóa chất rất tốt.
-
Fluoropolymer – Là loại bột sơn được đánh giá là có khả năng để ngoài trời tốt nhất. Do đó hầu như những hệ thống sơn tĩnh điện lớn nhỏ đều sử dụng bột sơn này.
Màu sắc sơn
Màu sắc bột sơn tĩnh điện phổ biến thường đi kèm độ bóng khác nhau.
-
Màu crom là loại màu có độ sáng bóng cao, tương tự như bạc. Và nó cho khả năng phản chiếu ánh sáng.
-
Màu vàng Candy có nhiều màu sắc kèm theo ánh vàng và hiệu ứng mờ.
-
Các kiểu màu bột khi phun trên sản phẩm có bề lòi, lõm, sần sùi. Lớp bột sơn này rất đặc biệt khi tạo ra một lớp kết cấu vật lý để bạn có thể cảm nhận bằng tay. Màu sắc của loại bột này rất đa dạng và kết cấu vật lý khác nhau. Ngoài ra nó còn làm tăng độ bền, dẻo cho sản phẩm sơn.
Điều kiện bảo quản bột sơn tĩnh điện
Về bản chất, sơn tĩnh điện dạng bột khô nên rất an toàn. Do sơn bột không chứa dung môi nên không xảy ra tình trạng cháy nổ. Việc bảo quản cũng vì thể mà không quá tốn nhiều chi phí hay đòi hỏi điều kiện phức tạp.
Để bảo quản, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
-
Nhiệt độ bảo quản bột sơn dưới 33°C (rất phù hợp với khí hậu ở Việt Nam).
-
Chỉ nên chất lên cao tối đa là 5 lớp.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bột sơn tĩnh điện. Hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về loại sơn này.
Nếu có nhu cầu về các loại sơn hãy liên hệ ngay để được MHM Coatings tư vấn sớm nhất nhé! Với thương hiệu gần 20 năm nghiên cứu, sản xuất và phân phối các sản phẩm sơn phủ, MHM Coatings tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất thị trường cho bạn!
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM
-
Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
-
Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
-
Email: info@mhmcoatings.com
-
Hotline: 0703 708 999
Chi nhánh trên Toàn quốc
-
Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, P Nhân Chính, Q Thanh Xuân, Hà Nội.
-
Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, P Anh Dũng, Q Dương Kinh, Tp Hải Phòng.
-
Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Tp Thanh Hóa, Thanh Hóa.
-
Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, P Hà Huy Tập, Tp Vinh, Nghệ An.
-
Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng.
-
Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh.
-
Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.