Sơn nhà, Sơn nhựa, Tin tức

Tiêu Chuẩn Cách Pha Sơn PU Đẹp, Bền Màu, Mịn

Nắm được các tiêu chuẩn về cách pha sơn PU sẽ giúp bạn có một lớp sơn đẹp và chất lượng. Tìm hiểu các tiêu chuẩn đó thông qua bài viết chia sẻ dưới đây của MHM Coatings.

Khái niệm sơn PU

Tiêu Chuẩn Cách Pha Sơn PU Đẹp, Bền Màu, Mịn

Trên thị trường sơn PU được chia thành 2 loại là sơn PU dạng cứng và sơn PU dạng foam

Nhiều người thường nhầm lẫn sơn PU so với các loại sơn khác. Tuy nhiên trên thực tế, sơn PU được hiểu là một dòng sơn phủ. Sơn xuất hiện sau khi đánh bóng vecni cho đồ gỗ. Tuy nhiên, nó lại nhanh chóng được dùng để thay thế cách đánh bóng này. Sơn PU dễ thực hiện hơn cách đánh bóng thông thường. Nó còn có tác dụng giúp bề mặt gỗ trở nên đẹp và sáng hơn.

Hiện nay, trên thị trường sơn PU được chia thành 2 loại là sơn PU dạng cứng và sơn PU dạng foam. Sơn PU dạng cứng có thể phủ lên nhiều bề mặt gỗ. Chúng giúp bảo vệ các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ trong quá trình vận chuyển. Sơn PU dạng foam thì được dùng nhiều làm đệm mút cho các ghế nệm.

>> Xem thêm: Tại Sao Bột Sơn Tĩnh Điện Thu Hồi Lại Khó Phun?

Sơn Pu bao gồm những gì?

Sơn PU gồm có 3 thành phần chính là sơn lót, sơn màu và sơn bóng.

  • Sơn lót: có tác dụng làm phẳng bề mặt sơn. Chúng giúp che những khuyết điểm ở trên tường. Để lớp sơn trở nên đẹp và mịn hơn.

  • Sơn màu: có tác dụng tạo màu cho sơn. Thành phần sơn màu có trong sơn PU có thể thay đổi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nhu cầu khách hàng.

  • Sơn bóng: có tác dụng tạo ra độ bóng cho bề mặt đồ gỗ.

Cách pha sơn PU chuẩn giúp lớp sơn bền, mịn, bóng

  • Pha sơn lót: Tiến hành pha sơn lót theo tỷ lệ 2 lót + 1 cứng + 3 xăng

  • Pha sơn màu: Pha sơn màu theo đúng tỷ lệ: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu. Trong đó, liều lượng tinh màu có thể thay đổi tuỳ theo mục đích.

  • Pha sơn bóng: Tiến hành pha sơn bóng theo tỷ lệ: 2 bóng + 1 cứng + xăng. Trong đó, tỷ lệ xăng có thể thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng.

Kỹ thuật sơn PU trên đồ gỗ

Kỹ thuật sơn pu trên đồ gỗ gồm 6 bước cơ bản.

Bước 1: Xử lý bề mặt gỗ và tiến hành chà nhám

Ở bước này, các thợ kỹ thuật sẽ tiến hành xử lý bề mặt gỗ và chà nhám bề mặt. Họ sử dụng một loại giấy nhám chuyên dụng (thường là giám nhám P240). Đây là bước quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến sơn lót và chất lượng chung của quá trình sơn PU.

Bước 2: Sơn lót lần 1

Sơn lót sau khi được pha theo tỷ lệ 2:1:3 sẽ được sơn trực tiếp lên bề mặt gỗ. Sơn lót lần 1 có tác dụng lấp đầy các tim gỗ. Để sơn lót lần 1 cho hiệu quả cao, bạn nên sử dụng súng phun chất lượng cao cho quá trình phun sơn này.

Bước 3: Chà nhám bề mặt gỗ và tiến hành phun sơn lót lần 2

Tỷ lệ và quá trình sơn lót lần 2 tương tự như sơn lót lần 1. Sơn lót lần 2 giúp loại bỏ hoàn toàn những khuyết tật có trên bề mặt gỗ. Điều này giúp cho quá trình sơn sau đạt hiệu quả cao hơn.

Bước 4: Phun màu trên bề mặt gỗ

Quá trình phun màu cho bề mặt gỗ sẽ diễn ra 2 lần. Lần đâu, bạn sẽ chỉ sơn 90% bề mặt gỗ cần sơn. Sau đó, đợi khoảng từ 10 – 15 phút mới sơn hoàn thiện 100% bề mặt gỗ cần sơn. Lần sơn đầu, mẫu màu sẽ được sơn nhạt còn lần sau thì sẽ sơn đậm hơn.

Sau khi kết thúc quá trình phun sơn, cần phải đảm bảo bề mặt sơn được bảo vệ khỏi bụi, gió. Để lớp sơn sau này có thể đạt độ bền cao nhất.

Bước 5: Phun bóng bề mặt gỗ

Khi lớp sơn màu khô, kỹ thuật sẽ tiến hành phủ sơn bóng cho bề mặt gỗ. Tỷ lệ pha sơn bóng sẽ được áp dụng như phần pha chế. Quá trình sơn bóng giúp làm căng và bóng bề mặt gỗ, giúp gia tăng giá trị của sản phẩm. Khi tiến hành sơn bóng, bạn nên thực hiện ở nơi sạch sẽ, không có bụi bẩn. Bởi, nó sẽ mang đến hiệu quả cao nhất.

Bước 6: Bảo quản và đóng gói sản phẩm

Bảo quản và đóng gói là bước cuối cùng để hoàn thiện kỹ thuật sơn PU. Đây được xem là bước vô cùng quan trọng. Để đảm bảo sản phẩm mà thợ kỹ thuật tạo ra chất lượng cao nhất. Quá trình bảo quản sẽ diễn ra từ 12 đến 16 tiếng, khi toàn bộ lớp sơn trên bề mặt gỗ khô hoàn toàn.

Tiêu Chuẩn Cách Pha Sơn PU Đẹp, Bền Màu, Mịn

Quá trình bảo quản sẽ diễn ra từ 12 đến 16 tiếng

>> Xem thêm: Chi Phí Sơn Lại Xe Ô Tô Là Bao Nhiêu?

Các tiêu chuẩn trong cách pha sơn PU cần chú ý

  • Điều kiện phòng sơn: Bạn cần phải chuẩn bị một phòng sơn riêng cho quá trình pha sơn. Phòng cần đảm bảo sạch sẽ, không có bụi bẩn. Nếu không có phòng sơn riêng, chất lượng sơn sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.

  • Chất liệu gỗ khi sơn PU: Mỗi loại gỗ có một đặc điểm riêng về vân. Vậy nên, khi sơn, bạn cần quan tâm đến điều này để đảm bảo không chọn loại sơn làm ảnh hưởng đến vân gỗ.

  • Bả bột sơn: Quá trình bả bột sơn bắt buộc phải diễn ra. Bởi, nó giúp các lớp sơn trở nên đẹp và mịn hơn. Nó còn giúp lấy đầy những khoảng trống trên bề mặt gỗ, giúp chất lượng sơn đạt mức cao nhất.

Kết luận

Bài viết đã cung cấp cho bạn tiêu chuẩn về cách pha sơn PU để lớp sơn đẹp, bóng, mịn. Hy vọng, bạn sẽ có một lớp sơn ưng ý nhất.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *