Sơn gỗ, Tin tức

Đánh Giá Các Dòng Sơn Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay

Hiện nay, các dòng sơn gỗ công nghiệp trên thị trường rất đa dạng sự lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều người đang phân vân không biết ưu, nhược điểm của từng dòng sơn. Tham khảo ngay bài đánh giá về các dòng sơn gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay của MHM Coatings để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Sơn gỗ công nghiệp có được không?

Đánh Giá Các Dòng Sơn Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay

Sơn gỗ công nghiệp vừa tăng độ bền vừa tăng tính thẩm mỹ sản phẩm

Gỗ tự nhiên màu sắc đơn điệu, lại dễ bị mối mọt nên thường được phun sơn để mang lại nhiều sự lựa chọn khách hàng. Bên cạnh đó, cũng có không ít ý kiến cho rằng bề mặt gỗ không được phẳng, đẹp, đường vân rõ ràng như gỗ tự nhiên. Nên việc phun sơn không đạt hiệu quả như mong muốn.

Thực tế, gỗ công nghiệp hoàn toàn có thể sơn được. Chủ yếu là cốt gỗ MDF và HDF. Đây là 2 vật liệu cao cấp, bền đẹp. Bề mặt cốt gỗ mịn, được chà nhám, đánh bóng trước khi xuất xưởng.

>> Xem thêm: Cách Pha Màu Sơn PU Theo Đúng Tỷ Lệ Chuẩn

Ưu điểm khi sơn gỗ công nghiệp

Sơn gỗ công nghiệp là phương pháp phổ biến hiện nay trong thị trường nội thất bởi:

Đa dạng màu sắc

Cốt gỗ công nghiệp dạng tấm, màu sắc thường đơn điệu, không có vân. Sử dụng sơn bệt để tấm gỗ đẹp và tăng hiệu quả sử dụng. Có cả sơn phủ bóng và sơn màu với khá nhiều màu sắc đa dạng. Điều này cho phép khách hàng có nhiều lựa chọn. Phù hợp với từng không gian, kiến trúc, phong cách và cá tính.

Tăng độ bền của vật liệu

Quy chung lại gỗ công nghiệp HDF và MDF vẫn có thành phần chính là gỗ tự nhiên.

Vì thế, không tránh được tính trạng bị hư hại về kết cấu. Cụ thể, các tình trạng như mối mọt, nấm mốc, nứt vỡ hay mọc rêu xanh. Cốt gỗ công nghiệp được làm từ bột gỗ ép lại. So với gỗ tự nhiên thì dễ bị ngấm nước hơn qua cạnh bên. Lâu ngày, sẽ khiến đồ nội thất bị mục rỗng, hỏng và không tái sử dụng được.

Phủ sơn có chất lượng cao giúp hạn chế tình trạng xuống cấp của đồ dùng nội thất. Đồng thời, tăng sức chống chịu của vật liệu. Từ đó, kết cấu của gỗ luôn bền đẹp, tuổi thọ sử dụng lâu dài.

Dễ dàng sơn lại đồ dùng nội thất gỗ công nghiệp đã cũ, bị phai màu

Ngay cả khi đồ dùng nội thất gỗ công nghiệp trong gia đình đã sử dụng lâu, bị phai màu. Chủ nhà có thể phủ sơn để làm mới. Đây chính là cách tiết kiệm chi phí mà vẫn thay đổi được không gian.

Đánh giá về các loại sơn gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Cùng tìm hiểu các ưu và nhược điểm của một số dòng sơn phổ biến hiện nay:

Sơn PU (Polyurethane)

Đây là loại sơn hai thành phần sản xuất dựa trên các loại thành phần phụ gia đặc biệt tạo nên. Sơn PU có độ cứng cao bám dính trên bề mặt vật liệu, độ bền uốn tốt, màu sắc bền đẹp trong thời gian dài. Đồng thời, sơn còn chịu được thời tiết ngoài trời và tia cực tím, không phai màu, không ố vàng, màu sắc tươi đẹp, độ bóng đẹp, dễ sử dụng. Sơn loại sơn dùng để bảo vệ và trang trí cho bề mặt gỗ hay các bề mặt tương tự khác như: ván ép, bề mặt tre, nứa…

Sơn PU thích hợp trên các công trình trong nhà và ngoài trời với độ bám dính bề mặt rất tốt. Sơn có độ cứng cao, khả năng chịu được va đập mạnh. Tuy nhiên, sơn không kháng được dung môi và không chịu được tải trọng và khả năng chống trầy.

Sơn gỗ công nghiệp – sơn 2K

Sơn 2K sở hữu cho mình nhiều ưu điểm vượt trội như: dòng sơn này có độ bóng cao, chịu được va đập, khả năng chống xước hiệu quả. Thời gian sơn khô trên bề mặt khá nhanh. Từ đó, giúp bạn tiết kiệm được thời gian thi công đang kể. Tuy nhiên, sơn 2K có thời gian khô lâu hơn so với dòng sơn NC cho gỗ.

Đánh Giá Các Dòng Sơn Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay

Thời gian sơn khô trên bề mặt khá nhanh

>> Xem thêm: Phân Biệt Các Loại Sơn Kim Loại

Sơn gỗ công nghiệp NC 1 thành phần

Sơn gỗ công nghiệp 1 thành phần có một số ưu điểm như: sơn có chất lượng cao, tiện dùng, thích hợp cho việc trang mặt sau khi sơn bóng sáng. Sơn có độ bám dính tốt trên bề mặt gỗ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ không rạn nứt, bong tróc.

Tuy nhiên, dòng sơn này có độ cứng không cao, không chịu được ngoại lực. Vì vậy, chỉ phù hợp cho gỗ nội thất. Bởi, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể xảy ra hiện tượng ố vàng.

Sơn dầu

Sơn dầu cho gỗ công nghiệp tạo nên một vẻ bóng nhẹ, chống ẩm và chống mối mọt. Loại sơn này dễ thi công, khô nhanh và màu sắc đa dạng, hiện đại.

Tuy nhiên, sơn dầu thường có mùi khó chịu và không được thân thiện so với sơn PU. Bên cạnh đó, sơn dễ bị bong tróc, tách lớp, độ bền thấp.

Kết luận

Tóm lại, gỗ công nghiệp sản xuất đồ dùng nội thất vẫn có thể sơn được. Các loại sơn, màu sơn vô cùng đa dạng, bắt mắt, tăng thêm độ bền cho vật liệu.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *