Bài viết tin tức

Sơn Sàn Epoxy Là Gì? Các Loại Phổ Biến Trên Thị Trường

Hiện nay, dòng sơn Epoxy đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Nó được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng như: sơn sàn, tường, hầm, sắt thép… Đặc biệt là sơn sàn Epoxy thay thế cho hardener hoặc đá lát. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về loại sơn này chưa? Phân loại sơn sàn Epoxy ra sao? Quy trình thực hiện sơn như thế nào? Sau đây mời bạn cùng tường minh về chủ đề này qua bài viết nhé!

Các loại sơn sàn phổ biến hiện nay

Sơn Sàn Epoxy Là Gì? Các Loại Phổ Biến Trên Thị Trường

Các loại sơn sàn phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường sơn có rất nhiều loại sơn được ứng dụng trên các bề mặt vật liệu khác nhau. Chính sự đa dạng này đã gây nhầm lẫn cho người dùng. Để hiểu hơn, bạn nên phân biệt các loại sơn sàn sau:

1. Sơn nước

Sơn nước hay còn gọi là sơn nhà hoặc sơn tường. Loại sơn này ra đời thay thế cho vôi, ve truyền thống vốn tồn tại nhiều nhược điểm như dễ bong tróc, nhanh phai màu. Hơn nữa, sơn nhà cũng rất phong phú với nhiều tính năng như dễ lau chùi, chống bay màu, chống ẩm mốc, chống thấm…

2. Sơn dầu

Sơn dầu là loại sơn dân dụng được sử dụng phổ biến để trang trí trong bảo vệ gỗ và kim loại. Một số sản phẩm đặc biệt có thể sử dụng trên cả vật liệu nhựa và các vật liệu có yêu cầu bề mặt cao khác. Có 2 loại sơn dầu phổ biến gồm: sơn dầu gốc Alkyd và sơn dầu gốc Acrylic.

Trong đó, sơn dầu gốc Acrylic hay các loại sơn gốc nước thường khô nhanh hơn sơn gốc dầu. Tuy nhiên với công nghệ cải tiến hiện đại thì các loại phụ gia được thêm vào sẽ giúp sơn gốc dầu mau khô hơn. Màu sắc của sơn dầu lại rất phong phú, bền màu. Khi các vật dụng được sơn dầu sẽ bắt mắt và cũng được bảo vệ tốt hơn trước các tác động từ bên ngoài.

Sơn sàn Epoxy là gì?

Sơn Sàn Epoxy Là Gì? Các Loại Phổ Biến Trên Thị Trường

Sơn Epoxy sàn 3D ấn tượng.

Sơn nền nhà là loại sơn được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp hiện đại. Sơn sàn Epoxy cho nền nhà được ứng dụng trong các công trình như: nhà xưởng, sàn bệnh viện, trung tâm thương mại… Thậm chí, sơn Epoxy còn trở thành xu hướng thiết kế nội thất nhà ở với nhiều mẫu sàn 3D ấn tượng.

Sơn sàn Epoxy là dòng sản phẩm sơn 2 thành phần: Phần A là sơn, phần B là chất đóng rắn. Sơn epoxy thường được sử dụng trong những môi trường khắc nghiệt hơn các loại sơn thông thường như nước hay sơn dầu. Do đó, nó cần có chất đóng rắn. Ví dụ như sơn trên kết cấu sắt thép cần chống ăn mòn, chống rỉ sắt, chống môi trường nước mặn. Hay sơn trên sàn bê tông cần chịu tải trọng, mài mòn. Một số dòng sơn đặc chủng như sơn epoxy chống hóa chất, chịu nhiệt – chống cháy, chống tĩnh điện…

Ưu điểm của sơn sàn Epoxy

Những ưu điểm có thể kể đến của loại sơn này như sau:

  • Hàm lượng chất rắn cao, hàm lượng hóa chất gốc carbon VOC thấp. Do đó, sơn ít ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe người sử dụng.

  • Tính bền cao, khả năng chịu tải trọng lớn và mài mòn tốt, chạm cơ khí lớn.

  • Đặc biệt là có khả năng chịu hóa chất tốt, nhất là chịu kiềm.

  • Có một số hệ sơn còn được sử dụng để sơn bồn chứa thực phẩm và nước ăn.

  • Chịu nhiệt độ lên đến 120°C (có thể thấp hoặc cao hơn tùy loại).

Phân loại sơn sàn Epoxy

Trên thị trường, sơn sàn Epoxy gồm các thương hiệu nổi tiếng sau đây:

  • Sơn Epoxy Việt Đức thuộc hãng sơn MHM Coatings: Là dòng sơn được sản xuất theo dây chuyền công nghệ chuyển giao từ Tập đoàn Hóa chất toàn cầu BASF và sử dụng nguồn nguyên liệu trực tiếp đầu vào đến từ các Tập đoàn lớn như: INOUSE, BYK, BAYER,COVESTRO,INOU…

  • Sơn Epoxy Rainbow của hãng sơn Rainbow Đài Loan. Loại sơn này có giá cả tương đối phù hợp.

  • Sơn Epoxy Jotun Việt Nam là dòng sơn cao cấp nên có giá thành cao.

  • Sơn Epoxy Kova là một trong các loại sơn sàn cao cấp, giá khá cao nên kén người dùng.

  • Sơn Epoxy Ecomax là một trong các loại sơn sàn epoxy gốc nước, có khả năng chịu ẩm cao hơn sơn epoxy gốc dầu.

Quy trình thi công sơn sàn Epoxy

Sơn Sàn Epoxy Là Gì? Các Loại Phổ Biến Trên Thị Trường

Quy trình thi công sơn sàn Epoxy

Quy trình thi công sơn nền Epoxy cần trải qua 5 bước chuẩn sau đây:

  • Bước 1: Kiểm tra sàn trước khi sơn. Bước này cần đảm bảo mặt sàn được đổ bê tông Mác 300 trở lên, đã làm phẳng và đánh bóng. Ngoài ra, cần chú ý sàn đã được trải vải địa chống thấm, không có hiện tượng thấm ngược.

  • Bước 2: Tạo nhám, mài nhám để mặt sàn bám dính tốt với lớp sơn lót. Máy vệ sinh công nghiệp sẽ xử lý những vị trí lồi lõm, ẩm.

  • Bước 3: Thi công lớp Mastics giúp sàn bê tông sạch hơn, an toàn hơn khi bị tác động bởi xe nâng, xe tải trọng.

  • Bước 4: Sơn lót Epoxy để tạo lớp kết nối bề mặt giữa lớp sơn phủ và mặt sàn bê tông. Trong quá trình thực hiện phải lăn săn đều đặn. Tránh trường hợp bỏ sót ảnh hưởng đến chất lượng sau này.

  • Bước 5: Sơn phủ khi lớp sơn lót đã khô. Chú ý về tỷ lệ pha giữa thành phần A và thành phần B phải chính xác. Sau khi sơn lớp phủ thứ nhất chờ từ 4 – 8 tiếng cho bề mặt khô mới sơn lớp thứ 2.

Kết luận

Để sơn sàn Epoxy cho chất lượng hoàn hảo lên bề mặt sàn, bạn cần tuân thủ các bước đã nêu trên. Từng chi tiết nhỏ cũng cần chú ý để đảm bảo sơn được mịn đẹp và bền màu nhất nhé!

Nếu có nhu cầu về các loại sơn hãy liên hệ ngay để được MHM Coatings tư vấn sớm nhất nhé! Với thương hiệu gần 20 năm nghiên cứu, sản xuất và phân phối các sản phẩm sơn phủ, MHM Coatings tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất thị trường cho bạn!

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & NHẬP KHẨU MHM

  • Địa chỉ: Số 9, ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

  • Nhà máy: Lô VIII.12.3, KCN Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

  • Email: info@mhmcoatings.com

  • Hotline: 0703 708 999

Chi nhánh trên Toàn quốc

  1. Chi nhánh Thanh Xuân: 189 Khuất Duy Tiến, P Nhân Chính, Q Thanh Xuân, Hà Nội.

  2. Chi nhánh Tây Hồ: Số 9 ngõ 28/76 đường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

  3. Chi nhánh Hải phòng: Số 182, đường Mạc Quyết, P Anh Dũng, Q Dương Kinh, Tp Hải Phòng.

  4. Chi nhánh Thanh Hóa: Số 45A, đường Đội Cung, Phường Đông Thọ, Tp Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  5. Chi nhánh Vinh: Số 302, đường Nguyễn Trãi, P Hà Huy Tập, Tp Vinh, Nghệ An.

  6. Chi nhánh HCM: Số 606/20/49 quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Chi nhánh Đà Nẵng: Số 187 Nguyễn Văn Tạo, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng.

  8. Chi nhánh Quảng Ninh: Số 130, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh.

  9. Chi nhánh Sơn La: Số 721, đường Lê Duẩn, Phường Chiềng Sinh, Sơn La.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *